2020 là năm ghi dấu nhiều sự kiện chính trị, xã hội của Hà Tĩnh nhưng cũng là năm xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường, có tính lịch sử như: đại dịch Covid-19, các trận lũ lụt nghiêm trọng.
Dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã chủ động, kịp thời, linh hoạt, lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, phù hợp với diễn biến tình hình và các vấn đề mới phát sinh nhằm hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Báo Hà Tĩnh điểm 10 dấu ấn nổi bật trong năm.
Hà Tĩnh tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp cùng nhiều sự kiện chính trị quan trọng như: Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Hà Tĩnh; 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du; Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ VII…
Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết đầu tiên về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão, lụt năm 2020 và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai những năm tiếp theo.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025. Đề án nhằm đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển; kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, kết nối, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần, vai trò chủ thể và vị thế của cư dân nông thôn được nâng cao; nông thôn văn minh, đoàn kết, bình yên, giàu bản sắc…
Đề án còn làm cơ sở để ban hành các tiêu chí quốc gia về tỉnh đạt chuẩn NTM nhằm triển khai trên toàn quốc.
Đại dịch Covid-19 và các trận “lũ chồng lũ” trong tháng 10 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, gây khó khăn đến nguồn thu ngân sách.
Dù vậy, thu ngân sách nội địa của Hà Tĩnh vẫn vượt kế hoạch khi đạt 7.838 tỷ đồng, đạt 131% dự toán Trung ương giao, đạt 109% kế hoạch tỉnh giao và tăng 8% so với cùng kỳ.
Sản xuất nông - lâm - thủy sản duy trì tăng trưởng ổn định với kết quả đạt khá trong điều kiện thời tiết, thiên tai, dịch bệnh phức tạp. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích ước đạt trên 90 triệu đồng/ha.
Sản xuất lúa được mùa, được giá; các mô hình phá bỏ bờ vùng, bờ thửa nhỏ, hình thành thửa lớn phát triển mạnh mẽ; tổng sản lượng lương thực đạt trên 58 vạn tấn, tăng 2,28 vạn tấn so với năm 2019.
Các loại cây đặc sản như: cam, bưởi Phúc Trạch tiếp tục tăng cả về diện tích và sản lượng quả thu hoạch.
Lĩnh vực công thương tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 47.388 tỷ đồng, tăng 0,37% so với năm 2019.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh ước đạt 3,4 tỷ USD, trong đó: kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 1,2 tỷ USD, tăng 41,2% so với năm 2019 (xuất khẩu thép, phôi thép đạt 938 triệu USD; dăm gỗ 30 triệu USD, hàng dệt và may mặc 6 triệu USD, xơ, sợi dệt các loại 4,7 triệu USD; chè ước đạt 4,2 triệu USD; thủy sản 5,1 triệu USD).
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt phòng chống dịch với phương châm “4 tại chỗ”, “chống dịch như chống giặc”.
Kịp thời thành lập ban chỉ đạo về phòng, chống dịch; ban hành các kế hoạch, kịch bản đáp ứng từng cấp độ dịch bệnh có thể xảy ra; ban hành 2 nghị quyết về chế độ, chính sách hỗ trợ đối tượng cách ly y tế, người tham gia trực tiếp phòng, chống dịch. Đến hết năm 2020, dịch bệnh Covid-19 vẫn được kiểm soát tốt.
Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định, giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tốt khi đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ học sinh dự thi đạt giải quốc gia (89/100 em dự thi đạt giải; 8 em vào đội dự tuyển dự thi quốc tế).
Trong điều kiện đại dịch Covid-19, ngành giáo dục vẫn hoàn thành kế hoạch năm học 2019-2020; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao (tỷ lệ tốt nghiệp là 99,1%, có 154 bài thi đạt điểm 10 ở các môn), điểm bình quân các môn xếp cao nhất các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Liên tiếp các trận lũ trong tháng 10 gây thiệt hại nặng nề cho Hà Tĩnh. Đặc biệt, trận lũ lịch sử từ ngày 15 - 21/10 gây ngập lụt 118 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố, với 52.604 hộ/167.303 người bị ảnh hưởng.
Mưa lũ làm 6 người chết, 43 người bị thương; 3.765 nhà ở bị thiệt hại, 41.128 nhà bị ngập từ 0,5-3m. Nhiều công trình hạ tầng, hoa màu bị đổ gãy, hư hỏng; nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi...
Tổng thiệt hại ước tính hơn 5.327 tỷ đồng. Sau lũ lụt, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân đã chung tay khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất, ổn định dân sinh.
Bia Sùng Chỉ ở xã Tùng Lộc (Can Lộc) được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia. Bia được làm bằng chất liệu đá, hiện trạng còn tương đối nguyên vẹn; được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và Nhân dân 4 thôn, thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nhằm ghi nhận công lao, sự nghiệp của Tiến sỹ Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.
Điều đặc biệt là trong lịch sử ít có người được Nhân dân tôn thờ khi còn sống (43 tuổi) như danh nhân Hà Tông Mục.
Thể thao thành tích cao giành 27 giải quốc gia, đạt 138 huy chương các loại (64 HCV, 29 HCB, 45 HCĐ). Đáng kể là CLB Bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trong mùa giải đầu tiên tham gia V.League đã trụ hạng thành công, kết thúc mùa giải nằm trong nhóm 8 đội mạnh nhất, từng bước khẳng định vị thế trong làng bóng đá Việt Nam.
Đội bóng chuyền Hà Tĩnh cũng giành vé trụ hạng mùa giải 2021 ở vị trí thứ 5 của bảng xếp hạng.
2020 là năm ghi dấu nhiều sự kiện chính trị, xã hội của Hà Tĩnh nhưng cũng là năm xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường, có tính lịch sử như: đại dịch Covid-19, các trận lũ lụt nghiêm trọng.
Dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã chủ động, kịp thời, linh hoạt, lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, phù hợp với diễn biến tình hình và các vấn đề mới phát sinh nhằm hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Báo Hà Tĩnh điểm 10 dấu ấn nổi bật trong năm.
Hà Tĩnh tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp cùng nhiều sự kiện chính trị quan trọng như: Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Hà Tĩnh; 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du; Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ VII…
Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết đầu tiên về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão, lụt năm 2020 và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai những năm tiếp theo.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025. Đề án nhằm đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển; kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, kết nối, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần, vai trò chủ thể và vị thế của cư dân nông thôn được nâng cao; nông thôn văn minh, đoàn kết, bình yên, giàu bản sắc…
Đề án còn làm cơ sở để ban hành các tiêu chí quốc gia về tỉnh đạt chuẩn NTM nhằm triển khai trên toàn quốc.
Đại dịch Covid-19 và các trận “lũ chồng lũ” trong tháng 10 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, gây khó khăn đến nguồn thu ngân sách.
Dù vậy, thu ngân sách nội địa của Hà Tĩnh vẫn vượt kế hoạch khi đạt 7.838 tỷ đồng, đạt 131% dự toán Trung ương giao, đạt 109% kế hoạch tỉnh giao và tăng 8% so với cùng kỳ.
Sản xuất nông - lâm - thủy sản duy trì tăng trưởng ổn định với kết quả đạt khá trong điều kiện thời tiết, thiên tai, dịch bệnh phức tạp. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích ước đạt trên 90 triệu đồng/ha.
Sản xuất lúa được mùa, được giá; các mô hình phá bỏ bờ vùng, bờ thửa nhỏ, hình thành thửa lớn phát triển mạnh mẽ; tổng sản lượng lương thực đạt trên 58 vạn tấn, tăng 2,28 vạn tấn so với năm 2019.
Các loại cây đặc sản như: cam, bưởi Phúc Trạch tiếp tục tăng cả về diện tích và sản lượng quả thu hoạch.
Lĩnh vực công thương tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 47.388 tỷ đồng, tăng 0,37% so với năm 2019.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh ước đạt 3,4 tỷ USD, trong đó: kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 1,2 tỷ USD, tăng 41,2% so với năm 2019 (xuất khẩu thép, phôi thép đạt 938 triệu USD; dăm gỗ 30 triệu USD, hàng dệt và may mặc 6 triệu USD, xơ, sợi dệt các loại 4,7 triệu USD; chè ước đạt 4,2 triệu USD; thủy sản 5,1 triệu USD).
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt phòng chống dịch với phương châm “4 tại chỗ”, “chống dịch như chống giặc”.
Kịp thời thành lập ban chỉ đạo về phòng, chống dịch; ban hành các kế hoạch, kịch bản đáp ứng từng cấp độ dịch bệnh có thể xảy ra; ban hành 2 nghị quyết về chế độ, chính sách hỗ trợ đối tượng cách ly y tế, người tham gia trực tiếp phòng, chống dịch. Đến hết năm 2020, dịch bệnh Covid-19 vẫn được kiểm soát tốt.
Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định, giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tốt khi đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ học sinh dự thi đạt giải quốc gia (89/100 em dự thi đạt giải; 8 em vào đội dự tuyển dự thi quốc tế).
Trong điều kiện đại dịch Covid-19, ngành giáo dục vẫn hoàn thành kế hoạch năm học 2019-2020; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao (tỷ lệ tốt nghiệp là 99,1%, có 154 bài thi đạt điểm 10 ở các môn), điểm bình quân các môn xếp cao nhất các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Liên tiếp các trận lũ trong tháng 10 gây thiệt hại nặng nề cho Hà Tĩnh. Đặc biệt, trận lũ lịch sử từ ngày 15 - 21/10 gây ngập lụt 118 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố, với 52.604 hộ/167.303 người bị ảnh hưởng.
Mưa lũ làm 6 người chết, 43 người bị thương; 3.765 nhà ở bị thiệt hại, 41.128 nhà bị ngập từ 0,5-3m. Nhiều công trình hạ tầng, hoa màu bị đổ gãy, hư hỏng; nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi...
Tổng thiệt hại ước tính hơn 5.327 tỷ đồng. Sau lũ lụt, cả hệ thống chính trị và Nhân dân đã chung tay khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất, ổn định dân sinh
Bia Sùng Chỉ ở xã Tùng Lộc (Can Lộc) được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia. Bia được làm bằng chất liệu đá, hiện trạng còn tương đối nguyên vẹn; được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và Nhân dân 4 thôn, thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nhằm ghi nhận công lao, sự nghiệp của Tiến sỹ Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.
Điều đặc biệt là trong lịch sử ít có người được Nhân dân tôn thờ khi còn sống (43 tuổi) như danh nhân Hà Tông Mục.
Thể thao thành tích cao giành 27 giải quốc gia, đạt 138 huy chương các loại (64 HCV, 29 HCB, 45 HCĐ). Đáng kể là CLB Bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trong mùa giải đầu tiên tham gia V.League đã trụ hạng thành công, kết thúc mùa giải nằm trong nhóm 8 đội mạnh nhất, từng bước khẳng định vị thế trong làng bóng đá Việt Nam.
Đội bóng chuyền Hà Tĩnh cũng giành vé trụ hạng mùa giải 2021 ở vị trí thứ 5 của bảng xếp hạng.