5 năm qua, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị toàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, kiên trì thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và đạt những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực (tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt gần 6%, quy mô nền kinh tế gấp hơn 1,5 lần so với năm 2015, GRDP bình quân đầu người tăng từ 44 triệu đồng lên gần 65 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23 triệu đồng lên 36 triệu đồng).
Đó là nền tảng, động lực để Hà Tĩnh thi đua phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới. Báo Hà Tĩnh điểm 10 dấu ấn nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Hà Tĩnh kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vào điều kiện cụ thể của tỉnh, nhất là trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Tổ chức thực hiện sâu rộng, thường xuyên việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và nội dung chuyên đề hằng năm.
Tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc; đưa nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định nêu gương vào chương trình kiểm tra, giám sát, sinh hoạt của các đảng bộ, chi bộ; theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm nêu gương trong cán bộ chủ chốt, người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Tổ chức bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn với lộ trình, bước đi thích hợp gắn với bổ sung, ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác.
Chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện thí điểm sắp xếp những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, tinh giản biên chế để hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Triển khai chủ động, kỹ lưỡng, đồng bộ, bài bản việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị.
Đến hết năm 2019, đã sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã, hình thành 34 xã mới, giảm 46 xã. Toàn tỉnh hiện có 216 đơn vị hành chính cấp xã, sau sáp nhập, tất cả đều hoạt động ổn định.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; vượt chỉ tiêu và về đích trước 2 năm so với mục tiêu đại hội.
Thành phố Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có trên 90% số xã và có 6 huyện đạt chuẩn NTM; TX Kỳ Anh hoàn thành xây dựng NTM, có 13 xã NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu.
Hội đồng Thẩm định Trung ương đã thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021- 2025”.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được cụ thể hóa bằng các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
Quy hoạch xây dựng vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh và Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình được triển khai, tạo liên kết vùng; tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực, đặc biệt là hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Công nghiệp tăng trưởng nhanh, tiếp tục là động lực chủ yếu của nền kinh tế, bình quân đạt 31,1%. Tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh, từ 12,4% lên 37,6%.
Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (giai đoạn 1) đi vào hoạt động, trở thành hạt nhân tăng trưởng của nền kinh tế.
Một số dự án công nghiệp quan trọng được khởi công, hoàn thành và bước đầu phát huy hiệu quả (dự án Nhà máy Sản xuất gỗ MDF/HDF Thanh Thành Đạt tại cụm công nghiệp Vũ Quang; dự án công nghiệp tại khu công nghiệp Gia Lách và các cụm công nghiệp: Nam Hồng, Phù Việt, Bắc Cẩm Xuyên; dự án điện mặt trời tại Cẩm Xuyên...).
Các sản phẩm công nghiệp chủ lực mới như thép, điện đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 2015 - 2020, cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt kết quả khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 1,33%.
Tỷ trọng giá trị chăn nuôi tăng từ 48,8% lên trên 53%, lâm nghiệp tăng từ 6,4% lên 7,8%, thủy sản tăng từ 12,4% lên 16,5%; tỷ trọng nhóm các sản phẩm chủ lực (cam, bưởi Phúc Trạch, rau, củ, quả, chè, lợn, bò, hươu, tôm nuôi, hải sản, gỗ nguyên liệu rừng trồng) tăng từ 30,4% lên trên 46%; giảm tỷ trọng trồng trọt từ 49% xuống còn 43%; dự kiến đến cuối năm có 122 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.
Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích tăng từ 70 triệu đồng/ha lên trên 90 triệu đồng/ha.
Hà Tĩnh đã huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 164.000 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư từ khu vực tư nhân tăng khá, tỷ trọng vốn FDI chiếm 15%; thu hút đầu tư trong nước đạt kết quả tích cực.
Xã hội hóa đầu tư đạt kết quả nổi bật, nhất là nguồn đầu tư hạ tầng đô thị, thương mại, giáo dục - đào tạo, đặc biệt là kêu gọi được một số tập đoàn lớn như: Vingroup, Nguyễn Hoàng, T&T... đầu tư, nghiên cứu đầu tư các dự án lớn trên địa bàn.
Tổ chức tốt các sự kiện chính trị, văn hóa gắn với tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng vùng đất, con người Hà Tĩnh.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng, nhiều di sản được UNESCO vinh danh như: Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; ca trù; Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ.
Thể thao thành tích cao có nhiều khởi sắc, tham gia các giải đấu thể thao lớn trong nước và quốc tế đạt 631 huy chương các loại; đội bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh thăng hạng V.League mùa giải 2020 và vào vòng tứ kết Cúp Quốc gia 2020.
Phát huy các giá trị truyền thống của đất học Hà Tĩnh, toàn tỉnh tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, quy hoạch lại hệ thống trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao chất lượng giáo dục.
Cơ sở vật chất trường học được củng cố theo hướng chuẩn hóa. Công tác xã hội hóa, mở rộng các loại hình đào tạo đạt kết quả khá.
Tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia liên tục thuộc tốp đầu cả nước; có 3 học sinh đạt huy chương quốc tế và khu vực (em Nguyễn Thị Việt Hà - HCĐ Olympic Toán quốc tế 2015, em Phan Nhật Duy - HCV Olympic Toán quốc tế 2017, em Nguyễn Đình Đại - HCB Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương 2017).
Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sau sự cố môi trường biển, các tổ chức, phần tử phản động, đối tượng cực đoan gia tăng hoạt động chống phá.
Các cấp, ngành đã chỉ đạo nhất quán, triển khai đồng bộ các giải pháp, bình tĩnh xử lý hiệu quả các tình huống phức tạp về an ninh trật tự.
Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, cấp huyện vững mạnh toàn diện, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân vững chắc.
Triển khai hiệu quả các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm.
5 năm qua, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị toàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, kiên trì thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và đạt những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực (tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt gần 6%, quy mô nền kinh tế gấp hơn 1,5 lần so với năm 2015, GRDP bình quân đầu người tăng từ 44 triệu đồng lên gần 65 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23 triệu đồng lên 36 triệu đồng).
Đó là nền tảng, động lực để Hà Tĩnh thi đua phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới. Báo Hà Tĩnh điểm 10 dấu ấn nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Hà Tĩnh kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vào điều kiện cụ thể của tỉnh, nhất là trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Tổ chức thực hiện sâu rộng, thường xuyên việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và nội dung chuyên đề hằng năm.
Tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc; đưa nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định nêu gương vào chương trình kiểm tra, giám sát, sinh hoạt của các đảng bộ, chi bộ; theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm nêu gương trong cán bộ chủ chốt, người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Tổ chức bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn với lộ trình, bước đi thích hợp gắn với bổ sung, ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác.
Chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện thí điểm sắp xếp những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, tinh giản biên chế để hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Triển khai chủ động, kỹ lưỡng, đồng bộ, bài bản việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị.
Đến hết năm 2019, đã sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã, hình thành 34 xã mới, giảm 46 xã. Toàn tỉnh hiện có 216 đơn vị hành chính cấp xã, sau sáp nhập, tất cả đều hoạt động ổn định.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; vượt chỉ tiêu và về đích trước 2 năm so với mục tiêu đại hội.
Thành phố Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có trên 90% số xã và có 6 huyện đạt chuẩn NTM; TX Kỳ Anh hoàn thành xây dựng NTM, có 13 xã NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu.
Hội đồng Thẩm định Trung ương đã thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021- 2025”.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được cụ thể hóa bằng các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
Quy hoạch xây dựng vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh và Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình được triển khai, tạo liên kết vùng; tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực, đặc biệt là hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Công nghiệp tăng trưởng nhanh, tiếp tục là động lực chủ yếu của nền kinh tế, bình quân đạt 31,1%. Tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh, từ 12,4% lên 37,6%.
Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (giai đoạn 1) đi vào hoạt động, trở thành hạt nhân tăng trưởng của nền kinh tế.
Một số dự án công nghiệp quan trọng được khởi công, hoàn thành và bước đầu phát huy hiệu quả (dự án Nhà máy Sản xuất gỗ MDF/HDF Thanh Thành Đạt tại cụm công nghiệp Vũ Quang; dự án công nghiệp tại khu công nghiệp Gia Lách và các cụm công nghiệp: Nam Hồng, Phù Việt, Bắc Cẩm Xuyên; dự án điện mặt trời tại Cẩm Xuyên...).
Các sản phẩm công nghiệp chủ lực mới như thép, điện đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 2015 - 2020, cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt kết quả khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 1,33%.
Tỷ trọng giá trị chăn nuôi tăng từ 48,8% lên trên 53%, lâm nghiệp tăng từ 6,4% lên 7,8%, thủy sản tăng từ 12,4% lên 16,5%; tỷ trọng nhóm các sản phẩm chủ lực (cam, bưởi Phúc Trạch, rau, củ, quả, chè, lợn, bò, hươu, tôm nuôi, hải sản, gỗ nguyên liệu rừng trồng) tăng từ 30,4% lên trên 46%; giảm tỷ trọng trồng trọt từ 49% xuống còn 43%; dự kiến đến cuối năm có 122 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.
Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích tăng từ 70 triệu đồng/ha lên trên 90 triệu đồng/ha.
Hà Tĩnh đã huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 164.000 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư từ khu vực tư nhân tăng khá, tỷ trọng vốn FDI chiếm 15%; thu hút đầu tư trong nước đạt kết quả tích cực.
Xã hội hóa đầu tư đạt kết quả nổi bật, nhất là nguồn đầu tư hạ tầng đô thị, thương mại, giáo dục - đào tạo, đặc biệt là kêu gọi được một số tập đoàn lớn như: Vingroup, Nguyễn Hoàng, T&T... đầu tư, nghiên cứu đầu tư các dự án lớn trên địa bàn.
Tổ chức tốt các sự kiện chính trị, văn hóa gắn với tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng vùng đất, con người Hà Tĩnh.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng, nhiều di sản được UNESCO vinh danh như: Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; ca trù; Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ.
Thể thao thành tích cao có nhiều khởi sắc, tham gia các giải đấu thể thao lớn trong nước và quốc tế đạt 631 huy chương các loại; đội bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh thăng hạng V.League mùa giải 2020 và vào vòng tứ kết Cúp Quốc gia 2020.
Phát huy các giá trị truyền thống của đất học Hà Tĩnh, toàn tỉnh tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, quy hoạch lại hệ thống trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao chất lượng giáo dục.
Cơ sở vật chất trường học được củng cố theo hướng chuẩn hóa. Công tác xã hội hóa, mở rộng các loại hình đào tạo đạt kết quả khá.
Tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia liên tục thuộc tốp đầu cả nước; có 3 học sinh đạt huy chương quốc tế và khu vực (em Nguyễn Thị Việt Hà - HCĐ Olympic Toán quốc tế 2015, em Phan Nhật Duy - HCV Olympic Toán quốc tế 2017, em Nguyễn Đình Đại - HCB Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương 2017).
Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sau sự cố môi trường biển, các tổ chức, phần tử phản động, đối tượng cực đoan gia tăng hoạt động chống phá.
Các cấp, ngành đã chỉ đạo nhất quán, triển khai đồng bộ các giải pháp, bình tĩnh xử lý hiệu quả các tình huống phức tạp về an ninh trật tự.
Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, cấp huyện vững mạnh toàn diện, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân vững chắc.
Triển khai hiệu quả các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm.