Chính trị

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Lần theo con ngõ ở thôn Hưng Mỹ, xã Cẩm Thành, chúng tôi đến gặp Đại tá Trần Xuân Kiểu - nguyên Cục trưởng Cục Chính trị Binh chủng Tăng thiết giáp. Ông là người vinh dự có 3 lần được gặp Bác Hồ, được trực tiếp nghe Bác căn dặn, chỉ bảo. Ông cũng là người tham gia phục vụ lễ tang Bác.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Đại tá Trần Xuân Kiểu sinh ra trong một gia đình trung nông. Từ nhỏ, ông đã học rất giỏi, được thầy giáo động viên nên tiếp tục con đường học hành, thế nhưng, ông đã quyết chí gác lại việc này để tình nguyện nhập ngũ và lên đường tham gia kháng chiến.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Năm 1954, lúc vừa tròn 18 tuổi, chàng trai trẻ Trần Xuân Kiểu đã lên đường nhập ngũ.

Năm 1954, lúc vừa tròn 18 tuổi, chàng trai trẻ Trần Xuân Kiểu lên đường nhập ngũ. Khi chưa kịp huấn luyện tân binh, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, ông Trần Xuân Kiểu đã cùng các đồng đội hành quân ra Tây Bắc, bổ sung vào Sư đoàn 316, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Đại tá Trần Xuân Kiểu trong lần về lại chiến trường Điện Biên Phủ thăm mộ anh hùng Phan Đình Giót.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cuối năm 1954, ông Kiểu được bố trí trở về Hà Nội, công tác tại Đại đoàn 350, cùng với LLVT Hà Nội đảm bảo an ninh chính trị ở Thủ đô. Trước khi đi làm nhiệm vụ ở Hà Nội, cả đoàn vinh dự được gặp Bác Hồ và được nghe Bác căn dặn.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Ánh mắt lấp lánh, ông Kiểu nhớ lại: “Niềm hạnh phúc đến quá bất ngờ, tôi chưa từng dám nghĩ mình sẽ có may mắn được gặp Bác Hồ, vậy mà, tôi đã được gặp Người. Với phong thái giản dị, ân cần, Bác dặn chúng tôi: “Các chú ở chiến trường không trúng phải đạn đồng (đạn của quân địch - P.V) thì Bác nhắc các chú phải cảnh giác, phải cẩn thận không ăn phải đạn bọc đường (bị giai cấp tư sản mua chuộc - P.V)”.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Suốt cuộc đời cống hiến, Đại tá Trần Xuân Kiểu đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Chỉ một câu nói ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa đó đã trở thành “kim chỉ nam” soi rọi con đường tôi đi lúc bấy giờ và mãi về sau, giúp tôi giữ vững phẩm chất cách mạng trước nhiều cám dỗ”.

VIDEO: Đại tá Trần Xuân Kiểu chia sẻ câu chuyện về lần được gặp Bác Hồ tại Trung Quốc.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Khắc ghi lời Bác dặn, ông Kiểu cùng các thành viên trong Đại đoàn 350 đều giữ vững chí khí, tích cực thực hiện nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở Hà Nội, ông Kiểu tiếp tục tham gia thực hiện nhiệm vụ tiếp quản TP Hải Phòng. Đến tháng 6/1955, ông được cử về Trường Văn hóa Quân đội ở Hà Nội để học tiếp văn hóa và học thêm ngoại ngữ (tiếng Trung). Tháng 8/1956, ông được cử sang Trung Quốc học tại Học viện Tăng thiết giáp trong 3 năm. “Lối rẽ” này cũng mang đến cho ông Kiểu cơ hội được gặp Bác Hồ lần thứ hai trong cuộc đời.

Ông bồi hồi nhớ lại: “Năm 1959, nhân dịp dự lễ kỷ niệm 10 năm thành lập nước CHND Trung Hoa (1/10/1959), Người mang sang một số Huy hiệu Bác Hồ để dành tặng các học viên xuất sắc đang theo học ở đây. Với thành tích học tập xuất sắc, tôi vinh dự là một trong số học viên được gọi lên gặp Bác. Vẫn với phong thái giản dị, nụ cười hiền hậu, Bác tận tay gắn huy hiệu vào ngực áo chúng tôi và căn dặn: “Các cháu học giỏi Bác rất mừng. Các cháu đã được Đảng, Nhà nước cử đi học thì phải cố gắng hết sức học thật tốt sau này về xây dựng đất nước”.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Hai năm sau đó, tại Đại hội Đoàn TNCS toàn quốc lần thứ III (tháng 3/1961), với vai trò là đại biểu thanh niên tiêu biểu dự đại hội, ông Kiểu lại có cơ hội được gặp Bác Hồ thêm lần nữa. Lần này, ông được đứng gần Bác hơn, được chụp ảnh lưu niệm cùng Bác và nghe Bác động viên, căn dặn.

Lật giở lại dòng hồi ức, ông Kiểu kể: “Buổi sáng, sau khi khai mạc đại hội, Bác Hồ đi quanh hội trường trò chuyện với các đại biểu. Khi đó, tôi và nhiều đại biểu đang đứng nói chuyện thì Bác Hồ lại gần và vỗ vai tôi, nhìn ve áo có hình xe tăng và quân hàm trên áo, Bác hỏi: “Chú lái tàu bò à?”. Vì là thanh niên trẻ, lại quá bất ngờ khi được Bác Hồ hỏi đến mình, tôi bất giác không trả lời ngay được. Đứng bên cạnh, đồng chí Lê Thám - Trưởng phòng Thanh niên quân đội của Bộ Quốc phòng đáp lời: “Dạ thưa Bác, đây là đồng chí Trần Xuân Kiểu, vừa tốt nghiệp sỹ quan xe tăng tại Học viện Tăng thiết giáp ở Bắc Kinh”.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Đã 53 năm trôi qua, tấm băng tang đen đến bây giờ ông Kiểu vẫn giữ, mỗi lần lật giở lại thêm một lần bồi hồi, xúc động.

Bác lại vui vẻ nói: “À, thế là Bác nói sai, nhưng lái tàu bò là lái xe tăng đấy!”. Sau đó, Bác đứng giữa, khoác tay lên vai tôi rồi gọi phóng viên ra chụp ảnh lưu niệm. Sau khi chụp xong, Bác dặn: “Trong chống Pháp vừa rồi ta chưa có loại vũ khí tối tân này (xe tăng, máy bay phản lực - P.V) cho nên đồng bào và chiến sỹ ta hy sinh nhiều. Nay ta đã có, các chú phải bảo quản, giữ gìn cho thật tốt và sử dụng cho thật giỏi để khi có thời cơ đem vào mà giải phóng miền Nam”. Đáng tiếc là tôi không có bức ảnh được chụp chung cùng Bác”.

Sau này, vào năm 1968, ông Kiểu cũng có thêm cơ hội được gặp Bác Hồ khi tham gia hướng dẫn đoàn chiến sỹ anh hùng dũng sỹ miền Nam ra thăm Bác. Đặc biệt, vào năm 1969, khi Bác mất, ông Kiểu đang là Trợ lý Thanh niên, Đại đội trưởng thông tin ở Binh chủng tăng thiết giáp đã tham gia phục vụ lễ tang Bác.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Tấm băng tang ngày phục vụ lễ tang Bác Hồ vẫn được ông Kiểu lưu giữ như một kỷ vật đặc biệt.

Đã quá nửa thế kỷ trôi qua, tấm băng tang đen đến bây giờ ông Kiểu vẫn giữ, mỗi lần lật giở lại thêm một lần xúc động. Không nén nổi lòng mình, giọng người đại tá già lạc đi: “Lúc nghe tin Bác Hồ mất, trong lòng tôi bỗng thấy trống rỗng vô cùng. Giờ khắc ấy, tôi tự nhủ, mình phải cố gắng bằng năm, bằng mười ngày trước để xứng đáng với lời Bác dạy”.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Những lần được gặp Bác Hồ, dù thời gian ngắn ngủi, nhưng lần nào cũng đều trở nên vô cùng đặc biệt trong tâm khảm Đại tá Trần Xuân Kiểu. Hạnh phúc nhất với ông Kiểu là mỗi một lần gặp, Bác đều dành những lời dặn dò ân cần, sâu sắc, ý nghĩa và trở thành bài học quý báu suốt hành trình sống và cống hiến của người Bộ đội Cụ Hồ.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Đại tá Trần Xuân Kiểu gặp gỡ với Đại tướng Đoàn Khuê - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1990.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, góp sức cùng quân và dân ta làm nên những chiến thắng vang dội. Thời gian về sau, trong rất nhiều cương vị lãnh đạo được nắm giữ, dù khi là chính trị viên, đại đội trưởng hay khi làm phó ban, trưởng ban tổ chức của Binh chủng Tăng thiết giáp, rồi với chức vụ là Chủ nhiệm Chính trị, Cục trưởng Cục Tăng thiết giáp, ông Kiểu vẫn luôn giữ phẩm chất đạo đức người chiến sỹ cách mạng. Ông luôn hết lòng phục vụ nhiệm vụ chung; với lối sống giản dị, ông luôn gần gũi, thấu hiểu, động viên cán bộ, chiến sỹ.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Đại tá Trần Xuân Kiểu xem lại những huân huy chương mà ông đạt được

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Gần 40 năm dành trọn tâm huyết phục vụ trong quân đội, đến năm 1993, ông Kiểu nghỉ hưu, sinh sống tại Hà Nội. Năm 1996, ông trở về quê nhà Cẩm Thành, Cẩm Xuyên. Dù tuổi cao nhưng ông vẫn luôn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương và trở thành báo cáo viên xuất sắc của xã và huyện; từng đạt giải nhì hội thi báo cáo viên cấp tỉnh. Học tập và làm theo tấm gương Bác, ông Kiểu vẫn luôn giữ lối sống giản dị, phẩm chất, cốt cách mẫu mực của một đảng viên lão thành.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Gian phòng truyền thống với những bức ảnh, tượng Bác, những cuốn sách viết về Bác Hồ và lưu giữ những ký ức về cuộc đời quân ngũ của người cựu binh già.

Trong ngôi nhà nhỏ, vị đại tá già Trần Xuân Kiểu dành một gian với vị trí trang trọng nhất để đặt bàn thờ Bác Hồ. Ông còn ngăn đôi phòng ngủ của mình, dành nơi để làm phòng truyền thống với những bức ảnh, tượng Bác, những cuốn sách viết về Bác Hồ và lưu giữ những ký ức về cuộc đời quân ngũ.

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Học tập và làm theo Bác, ông Kiểu vẫn luôn giữ lối sống giản dị, phẩm chất, cốt cách mẫu mực của một đảng viên lão thành.

“Lời dạy của Người mãi mãi tôi không bao giờ quên và là động lực thôi thúc tôi tiếp tục sống xứng đáng với truyền thống quân đội, với bản chất Bộ đội Cụ Hồ. Tôi vui vì đến giờ phút này mình luôn sống như lời Bác dạy, nỗ lực bằng tất cả những gì tôi có, không có gì phải hổ thẹn với lòng” - ông nói rồi nở nụ cười hiền.

VIDEO: Ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Cẩm Thành chia sẻ niềm tự hào về người hội viên gương mẫu

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Đại tá Trần Xuân Kiểu đang sống một cuộc đời trọn vẹn như lời căn dặn của Bác, theo tấm gương đạo đức, tư tưởng, phong cách của Người!

86 tuổi đời, 65 năm tuổi Đảng, gần 40 năm phục vụ Đảng, Nhà nước, dù ở cương vị nào, Đại tá Trần Xuân Kiểu cũng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Với những cống hiến cho cách mạng, ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba; Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huy hiệu Bác Hồ; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng...

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Tuổi già sức yếu dù không thể tham gia những buổi nói chuyện truyền lửa cho thế hệ trẻ như trước nhưng ông Kiểu vẫn luôn tâm huyết góp ý xây dựng quê hương

3 lần được gặp Bác - ký ức không thể nào quên!

Đường về thôn Hưng Mỹ, xã Cẩm Thành, Cẩm Xuyên.

Bóng chiều ngả, nói lời tạm biệt người cựu binh, đảng viên lão thành nhiệt huyết, trong tôi trào dâng niềm kính phục vô bờ. Nghĩ về những câu chuyện ông kể, cách ông lưu giữ ký ức và tâm huyết ông dành cho quê hương, tôi hiểu, ông đang sống một cuộc đời trọn vẹn như lời căn dặn của Bác, theo tấm gương đạo đức, tư tưởng, phong cách của Người!

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân

Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân

Lãnh đạo tỉnh, ngành cấp tỉnh mong muốn bà con nhân dân tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng bền vững, cùng nhau góp sức xây dựng đô thị thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh văn minh, hiện đại.