Sự chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động tại Hà Tĩnh.
Trước diễn biến phức tạp của khí hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu huyện Hương Khê cần chủ động thực hiện các giải pháp, nhất là “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai và PCCCR.
Mô hình camera tự quản do các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh) triển khai, bước đầu hoạt động khá hiệu quả, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.
4 tháng đầu năm, toàn tỉnh Hà Tĩnh phát hiện và xử lý 33 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; xảy ra 1 vụ cháy, diện tích rừng thiệt hại không có khả năng phục hồi khoảng 0,55 ha.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các đơn vị chủ động lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố thiên tai, cháy rừng trong thời gian tới.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ dự kiến tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải quốc gia và hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ rừng nào để xảy ra vi phạm Luật Lâm nghiệp trên lâm phần được giao quản lý mà không phát hiện, xử lý, báo cáo kịp thời thì thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Hà Tĩnh và trước pháp luật.
Lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp, chặt phá rừng.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Nguyễn Hữu Thiện đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng; đảm bảo lực lượng, phương tiện, thiết bị trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Các lực lượng được giao nhiệm vụ phòng, chống cháy rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Khê (Hà Tĩnh) thường xuyên phân ca, tuần tra canh gác lửa rừng 24h/24h tại các chòi canh lửa và các điểm chốt vùng trọng điểm.
Trước nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng do thời tiết và người dân tham gia lễ hội, lực lượng kiểm lâm cùng các cấp, ngành ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) tập trung “phòng là chính” để bảo vệ 2.106 ha rừng.
Năm 2023, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng - phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) dưới nhiều hình thức; chủ động xây dựng phương án BVR-PCCCR sát với tình hình thực tế của từng địa bàn.
Không sử dụng thuốc BVTV, không đốt thực bì, hạn chế tối đa nguy cơ cháy rừng và ô nhiễm môi trường sinh thái; hiệu quả sản xuất cũng đạt cao hơn… là những lợi ích từ việc trồng rừng theo tiêu chuẩn của chứng chỉ FSC đã và đang mang lại cho người dân vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2030 có khoảng 37.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gồm rừng trồng sản xuất 32.000 ha, rừng cao su 5.000 ha.
Hiện nay, chính quyền các cấp, chủ rừng, các lực lượng chức năng, nhất là lượng lượng kiểm lâm ở Hà Tĩnh đang tập trung vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm để bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng trong thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh cùng các Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Khăm Muồn và tỉnh Bolikhămxay (Lào) tổ chức đánh giá quá trình hợp tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng (PCCR) thời gian qua và ký kết chương trình hợp tác thời gian tới.
Không chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tuyến biên giới dài nhất tỉnh Hà Tĩnh mà Đồn Biên phòng Hương Quang (đóng ở Vũ Quang) còn là “lá chắn” quan trọng để giữ rừng đầu nguồn và an toàn vùng lòng hồ thủy lợi lớn thứ 3 cả nước.
Dãy rừng phi lao hàng chục năm tuổi dài gần 8km có tác dụng chắn gió, chắn cát, chắn sóng dọc theo bờ biển xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) ở khu vực thôn Yên Điềm, đang bị hư hại, thu hẹp dần.
Chỉ trong 7 tháng năm 2022, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã phát hiện xử lý 39 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp xảy ra trên địa bàn. Ngành chức năng đã xử lý hành chính 35 vụ, phạt tiền trên 500 triệu đồng, khởi tố 4 vụ hình sự, 4 bị can về hành vi hủy hoại rừng.
Nhiệm vụ bảo vệ biên giới gắn với công tác bảo vệ rừng (BVR) đã được BĐBP Hà Tĩnh thực hiện hiệu quả bằng những cuộc tuần tra xuyên rừng, lập các điểm chốt ở vùng trọng yếu để bảo vệ rừng tại gốc, vận động người dân nâng cao ý thức (bảo vệ rừng) BVR, ngăn ngừa vi phạm lâm luật..
Hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được quy hoạch 10 bến thuyền nhưng tới nay, chưa có bến thuyền nào được xây dựng, vì vậy, công tác tuần tra, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trong khu vực gặp khó khăn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các đơn vị, địa phương không chủ quan, tiếp tục tập trung cao cho công tác chuẩn bị các phương án, lực lượng, phương tiện phòng chống cháy rừng (PCCR).
Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang tập trung cao cho công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng với nguồn kinh phí thực hiện trong năm 2022 là hơn 2,4 tỷ đồng.
3 năm sau vụ cháy lịch sử thiêu trụi 67 ha rừng (thiệt hại hơn 3,2 tỷ đồng) diễn ra vào cuối tháng 6/2019 ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh), những mầm xanh của chồi non đã bắt đầu “hồi sinh”...
Từng bước xã hội hoá công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR - PCCCR) là giải pháp quan trọng được TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xác định để làm tốt công tác bảo vệ rừng thời gian tới.
Lực lượng kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương cùng các ngành chức năng ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai tốt phương án, kế hoạch bảo vệ rừng (BVR) trên địa bàn nên những cánh rừng luôn xanh, các loài động vật hoang dã được an toàn hơn.
Năm 2022, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phấn đấu duy trì độ che phủ rừng đạt 72,5%; từng bước ngăn chặn, không để xảy ra hiện tượng lấn chiếm, khai thác, phá rừng trái pháp luật, cháy rừng...