Chính trị

Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?
Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?
Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?

Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?

Câu 73: Các tổ chức phụ trách bầu cử hoạt động theo nguyên tắc nào?

Hội đồng Bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng Bầu cử quốc gia tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Hội đồng Bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương (bao gồm các ủy ban bầu cử, các ban bầu cử, các tổ bầu cử) hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Các quyết định của Hội đồng Bầu cử quốc gia, của các ủy ban bầu cử ở các đơn vị hành chính được thông qua và thể hiện dưới hình thức nghị quyết.

Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?

Điểm cầu Hà Tĩnh tại hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ công tác bầu cử ngày 25/2/2021.

Câu 74: Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?

Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan có thẩm quyền thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử có quyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội giúp việc cho tổ chức phụ trách bầu cử theo quyết định của người đứng đầu tổ chức phụ trách bầu cử.

Các tổ chức phụ trách bầu cử tổ chức quán triệt những nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức phụ trách bầu cử đã được Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định; các thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử phải được tập huấn đầy đủ các kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, trong đó đặc biệt chú trọng công tác tập huấn đối với thành viên tổ bầu cử.

Các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện các công việc theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo tiến độ về tình hình chuẩn bị, triển khai, thực hiện công tác bầu cử với tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên trực tiếp và cơ quan có thẩm quyền.

Câu 75: Trách nhiệm của thành viên tổ chức phụ trách bầu cử được quy định như thế nào?

Người đứng đầu tổ chức phụ trách bầu cử phân công, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với từng thành viên trong quá trình thực hiện công tác bầu cử. Thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử có trách nhiệm tham gia đầy đủ việc tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện công tác bầu cử; nắm vững và thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; công tâm, khách quan, trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao, các thành viên tổ chức phụ trách bầu cử phải trao đổi, hội ý công việc, đánh giá rút kinh nghiệm về những công việc đã thực hiện của mỗi thành viên; người đứng đầu tổ chức phụ trách bầu cử chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các thành viên thực hiện những công việc còn tồn đọng và phân công các thành viên thực hiện các công việc tiếp theo của tổ chức phụ trách bầu cử theo tiến độ thực hiện công tác bầu cử.

Trong ngày bầu cử, các thành viên tổ chức phụ trách bầu cử phải đeo phù hiệu của tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình.

Câu 76: Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương được sử dụng con dấu như thế nào?

Trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương được cấp và sử dụng thống nhất các con dấu theo mẫu do Hội đồng Bầu cử quốc gia quy định (theo Mẫu số 41/HĐBC tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG ngày 18 tháng 01 năm 2021).

Các mẫu dấu này đã được thiết kế để dùng ổn định, lâu dài trong tất cả các cuộc bầu cử để tiết kiệm chi phí và đã được sử dụng trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 (năm 2016). Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chuẩn bị các con dấu của các tổ chức phụ trách bầu cử ở cấp mình; ủy ban nhân dân cấp xã chuẩn bị con dấu của tổ bầu cử và con dấu “Đã bỏ phiếu” để bàn giao cho các tổ chức phụ trách bầu cử tương ứng.

Do đó, các con dấu đã được sử dụng trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 nếu vẫn trong tình trạng sử dụng tốt và các thông tin về đơn vị hành chính có liên quan (tên loại, tên gọi) không có sự thay đổi, điều chỉnh thì vẫn được sử dụng cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Các tổ chức phụ trách bầu cử có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?

Ủy ban Bầu cử tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp phân công nhiệm vụ các thành viên và thống nhất kế hoạch triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

Câu 77: Đối với đơn vị hành chính cấp xã chỉ có duy nhất 01 khu vực bỏ phiếu thì ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã có đồng thời thực hiện nhiệm vụ của tổ bầu cử được hay không?

Tại đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã chỉ có duy nhất một khu vực bỏ phiếu, vẫn thành lập ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã và tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu. Thành viên ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã có thể kiêm nhiệm làm thành viên của tổ bầu cử. Ban bầu cử, tổ bầu cử thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về bầu cử.

Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức công việc như thế nào?
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề BẦU CỬ ĐBQH VÀ HĐND CÁC CẤP

Chủ đề Hỏi đáp bầu cử

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.