Cử tri Hương Khê (Hà Tĩnh) đề nghị đánh giá đúng giá trị và tác động của cây keo tràm trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, từ đó điều chỉnh Luật Lâm nghiệp và các quy định phù hợp hơn.
Người trồng rừng Hà Tĩnh đã và đang chủ yếu "bán non" cây keo tràm phục vụ chế biến gỗ băm dăm khi lợi ích kinh tế không cao, hiệu quả sử dụng đất thấp.
Bỏ phố về rừng lập nghiệp, sau thời gian chịu khó khai khẩn, xây dựng, vợ chồng anh Trần Thanh Nhàn (thôn Minh Châu, xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã có cơ ngơi cho thu nhập cao, khiến nhiều người mơ ước.
Không sử dụng thuốc BVTV, không đốt thực bì, hạn chế tối đa nguy cơ cháy rừng và ô nhiễm môi trường sinh thái; hiệu quả sản xuất cũng đạt cao hơn… là những lợi ích từ việc trồng rừng theo tiêu chuẩn của chứng chỉ FSC đã và đang mang lại cho người dân vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang bị lấn chiếm, trở thành nơi tập kết gỗ keo sau khi thu hoạch. Nhiều người dân, chủ rừng sản xuất còn thản nhiên bóc vỏ keo ngay trên mặt đường, gây cản trở giao thông và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Khoảng hơn 2 tuần nay, nhiều hộ trồng rừng ở vùng đồi Chợ Hội, thuộc thôn Hoa Sơn (xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lao đao vì mất trắng gần 40 ha keo (tràm) từ 1-4 năm tuổi do nhiễm bệnh nấm phấn trắng.
Lo sợ mưa bão sẽ ảnh hưởng diện tích cây keo đang đến độ thu hoạch nên những ngày này, nhiều hộ dân thôn Hoa Sơn (xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang khẩn trương thuê nhân công thu hoạch sớm.
Theo các chuyên gia lâm nghiệp, từ tháng 3 đến tháng 5 là khoảng thời gian phù hợp để trồng rừng. Bởi vậy, những ngày này, nhiều hộ gia đình, cơ sở kinh doanh Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cây giống cây lâm nghiệp cung cấp cho thị trường.