Hoạt động của Hội CCB cơ quan Trung ương Đoàn đã tiếp sức cho gia đình chính sách, học sinh khó khăn ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vươn lên trong cuộc sống.
Sau gần 3 tháng triển khai nâng cấp xây dựng, ngôi nhà mới của cựu chiến binh Phạm Hồng Ngại (xã Sơn Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Số tiền 15 triệu đồng do Hội CCB tỉnh Hà Tĩnh và Hội CCB huyện Đức Thọ hỗ trợ gia đình ông Nguyễn Đình Thuận (trú tổ dân phố Đại Lợi, thị trấn Đức Thọ) được trích từ Quỹ nghĩa tình đồng đội với mong muốn gia đình sớm vượt qua khó khăn do gặp hỏa hoạn.
Nhờ đưa các loại giống cây, con mới vào sản xuất, vợ chồng cựu chiến binh Đậu Quang Huyến (thôn Kim Lĩnh, xã Kim Hoa, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế cho thu nhập cao nhất, nhì huyện.
Về hưu với quân hàm đại úy, tròn 30 năm gắn bó với quê hương, CCB Trần Đình Chiến (thôn Trung Đức, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các cương vị cán bộ chủ chốt của thôn.
Các ý kiến tại buổi đối thoại giữa cán bộ hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên với lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung vào việc phát triển kinh tế nông thôn, chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở...
Nhiệm kỳ 2021-2026, Hội Cựu TNXP thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) phấn đấu phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đoàn kết, mẫu mực, vì nghĩa tình đồng đội, góp phần xây dựng thị xã văn minh, giàu đẹp.
Trong những ký ức đẹp đẽ về cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều cựu chiến binh xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) vẫn nhớ câu chuyện xúc động về cuộc gặp gỡ giữa Đại úy Trần Công Chương và bố ông - Thiếu tá Trần Công Tính tại chiến trường Quảng Trị năm 1968.
Mỗi cán bộ, hội viên của Hội CCB khối CCQ&DN Hà Tĩnh luôn phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, mẫu mực nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong những ngày tháng 4 lịch sử này, khi cùng đồng đội ôn lại những trận đánh mùa xuân 1975, Đại tá Nguyễn Văn Dần (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) - nguyên Đại đội trưởng Đại đội Bộ binh, thuộc Trung đoàn 266, Sư đoàn 341, cùng vợ bồi hồi nhớ lại chuyện tình “kỳ lạ” của họ 45 năm trước.
Dù không phải là mùa thu hoạch đại trà, nhưng tết này khu vườn mẫu xanh mướt cây trái của thương binh Nguyễn Văn Thê ở thôn Đồng Trụ Tây, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng có khá nhiều sản phẩm sạch cung ứng cho khách hàng.
Cựu chiến binh (CCB) - mỗi lần nhắc đến cụm từ này, trong tôi luôn trỗi dậy những cảm xúc biết ơn. Hơn thế nữa, tôi còn rất khâm phục, ngưỡng mộ khi gặp những CCB từng đi qua đạn bom, giờ đây vẫn tỏa sáng phẩm chất người lính trong thời bình.
Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức gặp mặt kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 – 6/12/2019) và nghe Trung tướng Hoàng Văn Minh, Giám đốc Học viện Lục quân nói chuyện về biển, đảo.
Phát huy phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, những cựu chiến binh (CCB) Thạch Bình – TP Hà Tĩnh luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động tại địa phương. Đặc biệt, với uy tín và niềm tin trong nhân dân, lực lượng đã có những đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển đô thị.
Năm nay đã gần 70 tuổi nhưng ông Phạm Quang Hiệp - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Đức Nhân (Đức Thọ - Hà Tĩnh) vẫn tranh thủ thời gian rỗi để vẽ sơ đồ, quy hoạch vườn mẫu giúp bà con nhân dân trên địa bàn.
Hướng tới kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2019), sáng nay (19/7), Ban Chỉ huy quân sự huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) phối hợp với UBND thị trấn Nghi Xuân tổ chức thu dọn nhà cửa, chỉnh trang vườn hộ... cho các gia đình chính sách trên địa bàn.
Hưởng ứng đợt cao điểm triển khai xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, Hội CCB huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa huy động 120 hội viên giúp xã Đức An xây dựng nông thôn mới.
Lãnh đạo cơ quan báo chí đã đề nghị Hội cựu chiến binh (CCB) các cấp tỉnh Hà Tĩnh phối hợp chặt chẽ hơn nữa, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi để phóng viên thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các hoạt động của hội, gương điển hình CCB.
Khi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc xẩy ra, quân dân Hà Tĩnh đã kề vai sát cánh cùng quân dân cả nước lên đường ra trận. Hơn 11 nghìn người con của quê hương núi Hồng sông La đã tham gia cuộc chiến, trong số đó rất nhiều người đã để lại một phần thân thể hoặc mãi mãi nằm lại trên chiến trường…
Những người lính Hà Tĩnh và trên cả nước nói chung trở về từ chiến trường ác liệt thường mang trong mình nỗi nhớ thương về những đồng đội đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường. Ký ức ấy thường có một “điểm chạm” để cồn lên tha thiết.
Gần 40 năm về trước, vùng đất tại thôn 1 (nay là thôn Xuân Sơn) xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chỉ là bãi đất hoang, vắng dấu chân người. Nhưng “miền đất chết” giờ đây được phủ kín bởi màu xanh của cây trái, trong đó nổi bật nhất vẫn là vườn cây của ông Hoàng Ngọc Trà - thương binh 3/4.