Chính quyền

Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?
Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?
Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?

Câu 98: Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?

Tùy thuộc thời gian cư trú hoặc quan hệ gắn bó với địa phương nơi đăng ký tham gia bầu cử mà Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định từng nhóm đối tượng cử tri có phạm vi tham gia bầu cử không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể là:

- Cử tri là người đăng ký thường trú tại khu vực bỏ phiếu và cử tri là người đăng ký tạm trú, có thời gian đăng ký tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có đơn vị bỏ phiếu từ đủ 12 tháng trở lên thì được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cả 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (trừ nơi không có đơn vị hành chính cấp xã hoặc nơi thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường).Cử tri là người đăng ký tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu và có thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng thì chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện ở nơi mình tạm trú nếu có nguyện vọng tham gia bỏ phiếu tại nơi tạm trú.

Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?

Cử tri TX Kỳ Anh bỏ phiếu bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh tư liệu

- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Câu 99: Những trường hợp nào cử tri chỉ được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh?

- Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Cử tri vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì làm thủ tục để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu.

- Cử tri thuộc danh sách cử tri ở các khu vực bỏ phiếu được tổ chức trên địa bàn các quận của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng (nơi tổ chức mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường).

Câu 100: Những trường hợp nào cử tri chỉ được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện?

- Cử tri là người tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã và có thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi mình đang tạm trú.

Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?

Tổ giám sát HĐND tỉnh kiểm tra danh sách cử tri bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tại thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn . Ảnh tư liệu

- Cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.

- Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thì làm thủ tục để được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú và tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

- Người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

- Cử tri thuộc danh sách cử tri ở các khu vực bỏ phiếu được tổ chức trên địa bàn thành phố Thủ Đức, địa bàn các quận, thị xã của thành phố Hà Nội (nơi thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân phường).

Câu 101: Những trường hợp nào cử tri được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cả ba cấp?

Cử tri được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã khi thuộc các trường hợp sau đây:

- Cử tri là người thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu.

- Cử tri là người tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu và có thời gian đăng ký tạm trú từ đủ 12 tháng trở lên.

- Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ đã làm thủ tục để được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi thường trú.

- Người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc và đã làm thủ tục để được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú.

Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?Quyền bầu cử của các cử tri có giống nhau hay không?
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề Hỏi đáp bầu cử

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.