Ngày 5/5 âm lịch hằng năm, nhiều gia đình ở Hà Tĩnh lại tất bật soạn sửa lễ cúng tết Đoan Ngọ. Dịp này, thị trường các lễ vật như hoa tươi, trái cây, cau trầu, hàng mã, thực phẩm… trở nên sôi động hơn.
Những ngày áp tết, các chợ truyền thống tại Hà Tĩnh nhộn nhịp người mua sắm. Giá các loại thực phẩm tươi sống, rau củ, hoa quả tươi tăng từ 10 – 30% so với ngày thường.
Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Hà Tĩnh lại tất bật chuẩn bị lễ vật để “tiễn” ông Công, ông Táo về trời. Bởi vậy, thị trường đồ cúng dịp này cũng trở nên sôi động hơn.
Áp dụng công nghệ, số hóa trong thanh toán, bán hàng tại các chợ truyền thống ở Hà Tĩnh vừa thúc đẩy kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho cả người bán và người mua.
Những ngày cận tết, giá các loại thực phẩm như thịt, hải sản, rau xanh, hoa quả tươi tại các chợ truyền thống ở Hà Tĩnh tăng khoảng 10 - 20% so với ngày thường và tương đương với dịp tết năm trước.
Thời điểm này, tại các chợ truyền thống trên địa bàn Hà Tĩnh, nguồn cung các mặt hàng thực phẩm khá phong phú, giá cả không có đột biến, song, sức mua lại giảm khá nhiều.
Sau thời gian dài giảm mạnh và đã về mức thấp nhất trong một năm qua vào khoảng đầu tháng 12/2020 thì vài tuần nay, giá lợn hơi tại Hà Tĩnh quay đầu tăng trở lại, đang ở mức 73.000 – 75.000 đồng/kg.
Những năm qua, ngành bán lẻ Hà Tĩnh liên tục giữ mức tăng trưởng cao. Điều này vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, vừa phản ánh quy mô và tốc độ phát triển ngày càng cao của nền kinh tế tỉnh nhà.
Sau tết, nhu cầu mua sắm của người dân giảm mạnh. Thêm vào đó là lo ngại trước dịch Covid-19 - nhiều người tránh nơi đông đúc - khiến thời gian qua, các chợ truyền thống trên địa bàn TP Hà Tĩnh trở nên vắng vẻ, việc kinh doanh của các tiểu thương chật vật, bấp bênh.
Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhưng thời điểm này, hàng hóa phục vụ Tết với bao bì mang đậm sắc xuân đã được bày bán trên kệ hàng tại các chợ và siêu thị trên địa bàn TP Hà Tĩnh.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển chợ toàn quốc của Bộ Công thương giai đoạn 2025 - 2030, Hà Tĩnh chỉ có duy nhất một chợ đầu mối thủy sản ở Cẩm Xuyên. Tuy vậy, hiện nay, một số địa phương đang đề xuất bổ sung các chợ đầu mối để tích hợp vào quy hoạch tổng thể KT-XH Hà Tĩnh đang xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại - dịch vụ của tỉnh nhà.
Hình thành cách đây gần 1 thể kỷ, nhưng đến bây giờ, chợ Điếm - ngôi chợ quê ở làng nón Đan Du, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn đều đặn họp từ 3h sáng, trong bóng đèn pin lấp lóa của kẻ bán, người mua. Chợ Điếm là nơi duy nhất bán dụng cụ làm nón lá phục vụ cho làng nghề nổi tiếng. Gần thế kỷ nay, chợ Điếm vẫn lặng lẽ giữ nét đặc trưng của vùng quê nón trong dòng chảy tất bật của cuộc sống hiện đại.