Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với nhiều biến thể mới xuất hiện như BA.4, BA.5. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ cá nhân và cộng đồng là tiêm phòng vaccine COVID-19, trong đó cần đặc biệt lưu ý tiêm mũi nhắc lại (mũi 3) và mũi tăng cường (mũi 4) trong diện chỉ định tiêm.
Trẻ nhỏ từ 5 - 11 tuổi nếu có tiền sử dị ứng, rối loạn về tri giác, hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý cần thận trọng khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Sau tiêm vaccine COVID-19, trẻ dưới 12 tuổi có thể gặp một số tác dụng phụ. 5 bài thuốc nam sau sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng do tiêm vaccine gây ra.
BSCKII. Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi đồng TP.HCM lưu ý, biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh, nhất là với trẻ em chưa được tiêm chủng. Để bảo vệ trẻ em trước các biến thể mới của SARS-CoV-2 thì không gì tốt hơn việc trẻ được tiêm chủng.
Đầu tháng 4/2022, Việt Nam sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi. Vậy, trẻ trong độ tuổi này sẽ tiêm vaccine theo hình thức nào? Vì sao chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh nên cho con tiêm dù trẻ nhiễm COVID-19 thường có biểu hiện nhẹ? Trẻ từng là F0 có nên tiêm vaccine?
Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Hội chứng hậu COVID-19 với các ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tim mạch, gan, cơ, thận, khớp, thần kinh… góp phần đáng kể làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ.
Molnupiravir là loại thuốc được dùng rất nhiều trong quá trình điều trị COVID-19. F0 lần 1 có thể dùng Molnupiravir, vậy F0 lần 2 có thể tiếp tục dùng hay không?
Chiều ngày 18/3, Cục Quản lý Dược -Bộ Y tế phát đi thông tin khẳng định EVUSHELD là thuốc, không phải là “siêu vaccine”, không được phép sử dụng EVUSHELD để dự phòng COVID-19 cho các đối tượng có thể tiêm vaccine.
Theo các nhà khoa học, biến thể gần đây của SARS-CoV-2 được xác định lai giữa biến thể Omicron và Delta không có khả năng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng.
Số ca COVID-19 cả nước trung bình 7 ngày qua hơn 164.800 ca/ngày, theo đó, F0 điều trị tại nhà cũng gia tăng tại nhiều địa phương. Dưới đây là những hướng dẫn theo dõi sức khoẻ F0 điều trị tại nhà cần biết, đặc biệt là các dấu hiệu cần phải báo cho y tế hoặc trung tâm cấp cứu kịp thời...
Theo chuyên gia, tình trạng khó thở dai dẳng ở bệnh nhân COVID-19 có thể là phản ứng miễn dịch sau thời gian dài bị nhiễm virus, dẫn đến viêm và tổn thương đường thở. Tình trạng khó thở dai dẳng nếu được phát hiện, điều trị kịp thời có thể cải thiện tình trạng phổi và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Thuốc chống viêm corticoid là một trong những nhóm thuốc được dùng trong điều trị COVID-19. Tuy nhiên không phải bệnh nhân COVID-19 nào cũng cần dùng tới thuốc này. Dùng không đúng thời điểm, lạm dụng thuốc, không những làm cho tình trạng COVID-19 trở nặng mà còn có nguy cơ loét, thủng đường tiêu hóa và nhiều biến chứng nguy hiểm khác…
Theo một nghiên cứu của Mỹ được công bố, những người bị bệnh tim bẩm sinh mắc COVID-19 nhập viện có nguy cơ bệnh trở nặng hoặc tử vong cao hơn những người không mắc bệnh này.
Thời gian qua, có khá nhiều trẻ em mắc COVID-19, phần lớn trẻ đều có các triệu chứng nhẹ và nhanh bình phục. Tuy nhiên, có những trẻ có một số biểu hiện khiến cha mẹ lo lắng con mình đang bị hậu COVID-19.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật, như trái cây và rau quả, có thể giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng ở bệnh nhân COVID-19.
Việc xông hơi không hề có tác dụng và không an toàn đối với trẻ. bởi phương pháp này có thể làm bỏng niêm mạc của trẻ do cha mẹ không thể kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình xông.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến 01/3/2022, cả nước có khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 để hưởng chế độ, trong đó có chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
Những tổn thương hay gặp là hình kính mờ, xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức, dày các vách liên tiểu thùy, khí phế thũng... "Những bất thường này có thể bị bỏ sót trên phim X-quang ngực thẳng thông thường", PGS. TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.
Có khá nhiều triệu chứng được báo cáo trong giai đoạn hậu COVID. Bảng sau sẽ liệt kê một số triệu chứng về tim mạch thường gặp sau khi bạn nhiễm COVID-19 và tình huống liên quan bạn nên làm.
"Không phải F0 test nhanh âm tính là yên tâm khỏi bệnh mà bệnh còn có thể nặng lên. Việc bệnh nặng lên không liên quan đến việc âm tính hay chưa" - Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp khẳng định.
Theo Quyết định 261/QĐ-BYT ngày 31/01/2022 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà”, người mắc COVID-19 điều trị tại nhà được hướng dẫn theo dõi, chăm sóc sức khỏe, điều trị triệu chứng, thuốc điều trị ngoại trú, kèm theo phiếu theo dõi sức khỏe.
Gần đây, dư luận rộ lên tin đồn về việc uống vitamin C, nước quả có múi, nước dừa làm bệnh COVID-19 lâu khỏi. Thông tin thật, giả lẫn lộn, khiến người dân như lạc vào "mê hồn trận". Vậy sự thực của lời đồn này có đúng không?
Nhiều người, nhất là đấng mày râu cho rằng rượu có chứa cồn, mà cồn có tính sát khuẩn thì sẽ sát khuẩn được họng và ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19. Điều này có đúng không?
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) khuyến cáo người dân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị COVID-19 như sau.
Hiện nay số ca F0 tăng cao, đa số là các trường hợp nhẹ. Bệnh nhân F0 truyền tai nhau cách xông thảo dược giúp bệnh nhanh khỏi. Điều này có đúng không?