Đến nay, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 53 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Đoàn công tác Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Điện Biên ấn tượng với những kết quả xây dựng NTM của Hà Tĩnh, nhất là hệ thống đường giao thông, cảnh quan môi trường.
Cùng với tập trung xây dựng và thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai có chiều sâu, hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đem lại sinh lực mới cho ngành nông nghiệp huyện nhà.
Hộ ông Trương Xuân Hà ở xã Cẩm Minh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã khai thác tối đa điều kiện thuận lợi về tự nhiên để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà đồi chất lượng OCOP 3 sao.
Ông Nguyễn Đình Trung (SN 1971) - Bí thư Chi bộ thôn Hạ Vàng, Giám đốc HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Hạ Vàng, xã Vượng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) được bà con nông dân gọi với nhiều cái tên trìu mến “giám đốc chân đất”, “lão nông mê ruộng”... Ông đã dành trọn tâm huyết cùng bà con xây dựng thương hiệu gạo riêng, mở hướng phát triển bền vững trên quê lúa.
Những năm qua, trình độ, năng lực sản xuất và đời sống của nông dân Hà Tĩnh ngày càng được nâng cao. Hội viên Hội Nông dân tỉnh còn tích cực tham gia và có những đóng góp quan trọng, phát huy được vai trò chủ thể, trung tâm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong xây dựng NTM.
Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất OCOP ở Hà Tĩnh do phụ nữ làm chủ đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần đưa đặc sản quê hương thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Khởi nghiệp với xây dựng thương hiệu sản phẩm từ thế mạnh địa phương và tham gia chương trình OCOP, nhiều người trẻ Hà Tĩnh đã có những thành công bước đầu, các sản phẩm được thị trường đón nhận.
Với lợi thế ở vùng cửa biển, có nghề truyền thống sản xuất - chế biến thủy hải sản, xã Cẩm Nhượng đang dẫn đầu huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) về số lượng sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Với khát vọng làm giàu từ đặc sản quê hương, anh Phan Khắc Đạt ở xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn khởi nghiệp sản xuất rượu từ cây sim rừng Kẻ Gỗ.
Mạnh dạn đầu tư nhà lưới để trồng dưa kim hoàng hậu, ông Nguyễn Đình Tiến (SN 1971, trú tại thôn Trung Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đưa lại nguồn thu nhập khá.
Chương trình OCOP được xác định là giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng Hà Tĩnh đạt tỉnh nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Sau 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP ở Hà Tĩnh đã tạo ra “làn gió mới” trong phát triển kinh tế nông thôn. Dù vậy, một thực tế đang diễn ra là sản phẩm chế biến sâu chưa nhiều, không ít sản phẩm OCOP còn gặp khó trong sản xuất, tiêu thụ, thậm chí là “đứt gánh” giữa đường.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là bước đi quan trọng trong hành trình xây dựng NTM ở Hà Tĩnh. Không chỉ giúp nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương “từ làng ra phố” mà còn phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết, trở thành “lõi” thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa thu hồi giấy chứng nhận 5 sản phẩm OCOP 3 sao, trong đó 4 sản phẩm bị “thẻ đỏ”, một sản phẩm khác tự xin ra khỏi sân chơi. Không vui tí nào khi phải nói lại điều này nhưng đó không chỉ là bài học kinh nghiệm với riêng chủ hộ, cơ sở sản xuất...
Chiều 26/11, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga chủ trì cuộc làm việc với Sở NN&PTNT về Tờ trình, dự thảo Nghị quyết quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2022 - 2025 gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong năm 2021, bên cạnh tập trung phòng chống đại dịch COVID-19, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Tĩnh tiếp tục được các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt kết quả khá.
Qua thực tế tham quan, kiểm tra, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực và những kết quả đạt được của huyện Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh) trong xây dựng nông thôn mới, thực hiện chương trình OCOP.
Những tháng còn lại của năm 2021, bên cạnh thực hiện phát triển KT-XH, QP-AN, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đặc biệt chú trọng nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Sau 1 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn, gay cấn, 2 đội: Đức Bồng, Đức Giang đã giành giải nhất Gameshow truyền hình “OCOP là gì?" vòng huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế khu vực nông thôn Hà Tĩnh theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Nghề làm mật mía Thạch Kênh - Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang được khôi phục sau 25 năm tắt ngọn lửa lò. Sản phẩm chất lượng thơm ngon nức tiếng một thời đang sống lại với niềm vui của người dân.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định, qua các thời kỳ, vấn đề phát triển KTTT được cấp ủy, chính quyền Hà Tĩnh hết sức quan tâm, thể hiện đồng bộ từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành chính sách khuyến khích đến tổ chức thực hiện.
Các thành viên đoàn công tác tỉnh An Giang đánh giá cao những kết quả nổi bật và cách làm linh động, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của Hà Tĩnh.