Về Hà Tĩnh

Chuyện người lái đò Hà Tĩnh trên dòng sông Lam

Bài & Ảnh: Ngọc Loan - Thái Oanh - Trình bày: Huy Tùng • 06:00 06/04/2021

Tôi là Hồ Văn Tường (SN 1968), sinh sống trên “ốc đảo” Hồng Lam (xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Cuộc sống của tôi cũng như bà con trong thôn (gần 500 nhân khẩu) tách biệt với đất liền. Quãng đường từ thôn sang đất liền khoảng 700m nên đò là phương tiện duy nhất để chúng tôi kết nối giao thông với bên ngoài. Đây là năm thứ 12 tôi làm người lái đò, phục vụ việc đi lại cho bà con sang đất liền lao động và học tập.

Tôi là Hồ Văn Tường (SN 1968), sinh sống trên “ốc đảo” Hồng Lam (xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Cuộc sống của tôi cũng như bà con trong thôn (gần 500 nhân khẩu) tách biệt với đất liền. Quãng đường từ thôn sang đất liền khoảng 700m nên đò là phương tiện duy nhất để chúng tôi kết nối giao thông với bên ngoài. Đây là năm thứ 12 tôi làm người lái đò, phục vụ việc đi lại cho bà con sang đất liền lao động và học tập.

Hằng ngày, tôi dậy từ 4h30, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và tranh thủ làm vài việc nhỏ trong nhà. Khoảng 5h30, tôi ra bến đò để bắt đầu một ngày làm việc. Đường từ nhà đến bến đò chỉ hơn 500m nên tôi thường đi bộ, hôm nào vội quá mới đi xe máy.

Hằng ngày, tôi dậy từ 4h30, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và tranh thủ làm vài việc nhỏ trong nhà. Khoảng 5h30, tôi ra bến đò để bắt đầu một ngày làm việc. Đường từ nhà đến bến đò chỉ hơn 500m nên tôi thường đi bộ, hôm nào vội quá mới đi xe máy.

Trước khi bắt đầu cho ngày làm việc mới, tôi kiểm tra lại dầu, máy móc và lắp “cầu cảng” - chiếc ván gỗ để chuẩn bị cho những chuyến đò. Chuyến đò đầu tiên xuất phát từ 5h45. Đây là giờ cao điểm nên ai cũng “ngóng” đò để đi. Thế nhưng, mỗi chuyến chỉ chở được số lượng người nhất định nên mọi người vẫn xếp hàng và đợi lượt sau.

Trước khi bắt đầu cho ngày làm việc mới, tôi kiểm tra lại dầu, máy móc và lắp “cầu cảng” - chiếc ván gỗ để chuẩn bị cho những chuyến đò. Chuyến đò đầu tiên xuất phát từ 5h45. Đây là giờ cao điểm nên ai cũng “ngóng” đò để đi. Thế nhưng, mỗi chuyến chỉ chở được số lượng người nhất định nên mọi người vẫn xếp hàng và đợi lượt sau.

Hành khách trên chuyến đầu tiên chủ yếu là các em học sinh và những người qua đất liền làm việc. Ở thôn Hồng Lam, học sinh từ cấp 1 trở lên đều phải sang đất liền học, chỉ có 7 em bậc mầm non là được học ngay ở “ốc đảo” khi có các cô giáo từ đất liền ra dạy.

Hành khách trên chuyến đầu tiên chủ yếu là các em học sinh và những người qua đất liền làm việc. Ở thôn Hồng Lam, học sinh từ cấp 1 trở lên đều phải sang đất liền học, chỉ có 7 em bậc mầm non là được học ngay ở “ốc đảo” khi có các cô giáo từ đất liền ra dạy.

Mỗi lần đò cập bến đón, trả khách, công việc của tôi là lắp cái ván gỗ này để khách và phương tiện lên, xuống. Thời điểm nước cạn, khi đò rời bến, tôi có thể thả tấm ván gỗ ngay tại chỗ rồi nổ máy cho đò chạy; nhưng khi nước lên, tôi phải đưa nó lên bờ để không bị nước cuốn trôi.

Mỗi lần đò cập bến đón, trả khách, công việc của tôi là lắp cái ván gỗ này để khách và phương tiện lên, xuống. Thời điểm nước cạn, khi đò rời bến, tôi có thể thả tấm ván gỗ ngay tại chỗ rồi nổ máy cho đò chạy; nhưng khi nước lên, tôi phải đưa nó lên bờ để không bị nước cuốn trôi.

Không chỉ chở người qua sông, tôi còn hỗ trợ người dân đưa xe máy, xe đạp, đồ đạc lên đò. Trước đây, đò của tôi còn chở vật liệu xây dựng cho người dân nhưng bây giờ, ở “ốc đảo” ít xây dựng nhà cửa nên những chuyến đò chở vật liệu xây dựng cũng không còn.

Không chỉ chở người qua sông, tôi còn hỗ trợ người dân đưa xe máy, xe đạp, đồ đạc lên đò. Trước đây, đò của tôi còn chở vật liệu xây dựng cho người dân nhưng bây giờ, ở “ốc đảo” ít xây dựng nhà cửa nên những chuyến đò chở vật liệu xây dựng cũng không còn.

Việc đưa xe máy, xe đạp lên đò, với tôi hay người dân “ốc đảo” đều dễ dàng vì chúng tôi đã quen, nhưng với những người từ các nơi khác thì lại không đơn giản. Xe phải đi trên 1 tấm ván nhỏ, vì vậy để lên, xuống đò phải đẩy nó thật khéo léo.

Việc đưa xe máy, xe đạp lên đò, với tôi hay người dân “ốc đảo” đều dễ dàng vì chúng tôi đã quen, nhưng với những người từ các nơi khác thì lại không đơn giản. Xe phải đi trên 1 tấm ván nhỏ, vì vậy để lên, xuống đò phải đẩy nó thật khéo léo.

Không kể mưa nắng, đêm hôm hay sáng sớm, tôi đã quen với tiếng máy đò từ nhiều năm nay. Dòng sông, những con sóng nhỏ, vị khách qua sông, bến đò khi tấp nập, lúc yên bình đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống của tôi.

Không kể mưa nắng, đêm hôm hay sáng sớm, tôi đã quen với tiếng máy đò từ nhiều năm nay. Dòng sông, những con sóng nhỏ, vị khách qua sông, bến đò khi tấp nập, lúc yên bình đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống của tôi.

Trước kia, tôi sở hữu một con đò khá cũ, cách đây 7 năm thì đầu tư chiếc đò máy hiện dùng có trị giá 70 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ một nửa). Hằng năm, tôi đưa đò đi bảo dưỡng, sửa chữa hết khoảng 10 - 15 triệu đồng. Trung bình mỗi ngày, tôi chạy khoảng 40 chuyến, tiêu tốn hết khoảng 6 lít dầu.

Trước kia, tôi sở hữu một con đò khá cũ, cách đây 7 năm thì đầu tư chiếc đò máy hiện dùng có trị giá 70 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ một nửa). Hằng năm, tôi đưa đò đi bảo dưỡng, sửa chữa hết khoảng 10 - 15 triệu đồng. Trung bình mỗi ngày, tôi chạy khoảng 40 chuyến, tiêu tốn hết khoảng 6 lít dầu.

Đây là ông Trần Đình Huynh và con đò của ông ấy. Trên khúc sông này, tôi và ông Huynh cùng đảm nhận việc đưa người dân sang đất liền. Ngày thường, chúng tôi thay phiên nhau, mỗi người 2 ngày đưa người dân qua sông. Những ngày cao điểm thì hỗ trợ nhau, 2 người cùng chạy đò để phục vụ người dân.

Đây là ông Trần Đình Huynh và con đò của ông ấy. Trên khúc sông này, tôi và ông Huynh cùng đảm nhận việc đưa người dân sang đất liền. Ngày thường, chúng tôi thay phiên nhau, mỗi người 2 ngày đưa người dân qua sông. Những ngày cao điểm thì hỗ trợ nhau, 2 người cùng chạy đò để phục vụ người dân.

Nghề đưa đò đối với tôi không chỉ là nghề kiếm sống, bởi nếu chỉ đơn thuần như vậy thì có lẽ tôi đã không thể bám trụ được đến bây giờ. Vì tuổi thơ gắn với những chuyến đò để được qua sông nên tôi thấu hiểu những khó khăn trong đi lại của người dân nơi đây.

Nghề đưa đò đối với tôi không chỉ là nghề kiếm sống, bởi nếu chỉ đơn thuần như vậy thì có lẽ tôi đã không thể bám trụ được đến bây giờ. Vì tuổi thơ gắn với những chuyến đò để được qua sông nên tôi thấu hiểu những khó khăn trong đi lại của người dân nơi đây.

Phí qua sông nhiều năm nay vẫn vậy. Vé “khứ hồi” một người là 2.000 đồng; người và xe đạp là 3.000 đồng; người kèm xe máy là 5.000 đồng. Trung bình mỗi ngày, tôi thu nhập tầm 200 - 300 nghìn đồng. Người qua sông chủ yếu là người dân trên "ốc đảo", hiếm khi mới có khách vãng lai từ đất liền sang chơi.

Phí qua sông nhiều năm nay vẫn vậy. Vé “khứ hồi” một người là 2.000 đồng; người và xe đạp là 3.000 đồng; người kèm xe máy là 5.000 đồng. Trung bình mỗi ngày, tôi thu nhập tầm 200 - 300 nghìn đồng. Người qua sông chủ yếu là người dân trên "ốc đảo", hiếm khi mới có khách vãng lai từ đất liền sang chơi.

Thế nhưng, chẳng phải chuyến đò nào cũng đông khách. Có những chuyến tôi chỉ chở 1 - 2 người bởi họ cần qua sông gấp. Và cũng có những lúc, chuyến đò chỉ một mình tôi chạy qua bến để chở người.

Thế nhưng, chẳng phải chuyến đò nào cũng đông khách. Có những chuyến tôi chỉ chở 1 - 2 người bởi họ cần qua sông gấp. Và cũng có những lúc, chuyến đò chỉ một mình tôi chạy qua bến để chở người.

Tôi quan niệm, đã làm nghề thì phải trách nhiệm và luôn lấy đó làm niềm vui. Nếu lỡ một chuyến đò thì người dân có thể bị lỡ việc, học sinh có thể chậm giờ đến lớp.

Tôi quan niệm, đã làm nghề thì phải trách nhiệm và luôn lấy đó làm niềm vui. Nếu lỡ một chuyến đò thì người dân có thể bị lỡ việc, học sinh có thể chậm giờ đến lớp.

Mỗi chuyến đò luôn “đính kèm” thêm các vật dụng, đồ dùng cần thiết, khi thì giỏ trứng đầy mang sang bên kia bờ để bán, khi thì chiếc làn nhựa cùng chiếc xe đạp cũ của các mẹ, các dì đi phiên chợ sáng...

Mỗi chuyến đò luôn “đính kèm” thêm các vật dụng, đồ dùng cần thiết, khi thì giỏ trứng đầy mang sang bên kia bờ để bán, khi thì chiếc làn nhựa cùng chiếc xe đạp cũ của các mẹ, các dì đi phiên chợ sáng...

Trên mỗi chuyến đò, hòa trong âm thanh bành bạch của tiếng máy nổ, trên quãng đường qua sông, người dân và chúng tôi thường trò chuyện, hỏi han nhau. Những câu chuyện ngắn, không đầu không cuối nhưng cũng giúp chúng tôi biết thêm về cuộc sống của nhau.

Trên mỗi chuyến đò, hòa trong âm thanh bành bạch của tiếng máy nổ, trên quãng đường qua sông, người dân và chúng tôi thường trò chuyện, hỏi han nhau. Những câu chuyện ngắn, không đầu không cuối nhưng cũng giúp chúng tôi biết thêm về cuộc sống của nhau.

Gần 12 năm đưa đò, tôi không nhớ nổi mình đã đi bao nhiêu chuyến nhưng có những chuyến thì không thể quên. Đó là những lần cấp bách chở người dân trên "ốc đảo" bị ốm đau vào bệnh viện, phụ nữ trở dạ. Và cũng không ít lần người dân sơ sẩy làm rơi xe máy, tôi phải trầy trật mới đưa được xe lên đò.

Gần 12 năm đưa đò, tôi không nhớ nổi mình đã đi bao nhiêu chuyến nhưng có những chuyến thì không thể quên. Đó là những lần cấp bách chở người dân trên "ốc đảo" bị ốm đau vào bệnh viện, phụ nữ trở dạ. Và cũng không ít lần người dân sơ sẩy làm rơi xe máy, tôi phải trầy trật mới đưa được xe lên đò.

Bao năm qua, đôi bàn tay của tôi đã chai sạn với việc điều chỉnh hướng lái. Giữa dòng nước mênh mông, chỉ những người đi quen mới xác định được đúng hướng và điểm đến là bến đò bên kia sông.

Bao năm qua, đôi bàn tay của tôi đã chai sạn với việc điều chỉnh hướng lái. Giữa dòng nước mênh mông, chỉ những người đi quen mới xác định được đúng hướng và điểm đến là bến đò bên kia sông.

Vất vả và nguy hiểm nhất của nghề đưa đò có lẽ là mùa mưa bão. Có những năm nước ngập cả thôn, phải di dân và gia súc giữa dòng Lam chảy xiết, có thể lật đò bất cứ lúc nào. Những lần đó, tôi luôn dặn mình phải thật cẩn thận và vững vàng tâm lý. Chỉ khi đưa được người dân qua sông an toàn, tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Vất vả và nguy hiểm nhất của nghề đưa đò có lẽ là mùa mưa bão. Có những năm nước ngập cả thôn, phải di dân và gia súc giữa dòng Lam chảy xiết, có thể lật đò bất cứ lúc nào. Những lần đó, tôi luôn dặn mình phải thật cẩn thận và vững vàng tâm lý. Chỉ khi đưa được người dân qua sông an toàn, tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Công việc của tôi thường kết thúc vào khoảng 19h, khi người dân hoàn thành công việc và trở về “ốc đảo”. Đó cũng là lúc tôi đóng máy, neo đò để về nhà. Thế nhưng, đó chỉ là thời gian “cứng”, còn việc đưa đò lúc nửa đêm cũng không hiếm. Điện thoại là vật bất ly thân với tôi. Nghe những cuộc gọi trong đêm, rạng sáng là tôi luôn sẵn sàng ra bến đò vì tôi biết, cần lắm người ta mới gọi mình.

Công việc của tôi thường kết thúc vào khoảng 19h, khi người dân hoàn thành công việc và trở về “ốc đảo”. Đó cũng là lúc tôi đóng máy, neo đò để về nhà. Thế nhưng, đó chỉ là thời gian “cứng”, còn việc đưa đò lúc nửa đêm cũng không hiếm. Điện thoại là vật bất ly thân với tôi. Nghe những cuộc gọi trong đêm, rạng sáng là tôi luôn sẵn sàng ra bến đò vì tôi biết, cần lắm người ta mới gọi mình.

Để đưa đò, “tài xế” cần có chứng chỉ, bằng lái hành nghề. Bây giờ người học chứng chỉ này không nhiều, cũng chẳng mấy ai mặn mà nên tìm người thay thế không dễ. Chẳng biết có thể làm nghề thêm bao nhiêu năm nhưng nếu còn sức thì tôi còn làm. Trong những giấc mơ của người dân “ốc đảo” luôn ẩn hiện một cây cầu nối với đất liền để bà con không phải ngóng đợi những chuyến đò ngang.

Để đưa đò, “tài xế” cần có chứng chỉ, bằng lái hành nghề. Bây giờ người học chứng chỉ này không nhiều, cũng chẳng mấy ai mặn mà nên tìm người thay thế không dễ. Chẳng biết có thể làm nghề thêm bao nhiêu năm nhưng nếu còn sức thì tôi còn làm. Trong những giấc mơ của người dân “ốc đảo” luôn ẩn hiện một cây cầu nối với đất liền để bà con không phải ngóng đợi những chuyến đò ngang.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM