Ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều người dân, du khách tìm mua các món đặc sản Hà Tĩnh như kẹo cu đơ, bưởi Phúc Trạch, cà muối… để tặng bạn bè, người thân.
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.
Bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã ở chặng cuối của vụ thu hoạch. So với mọi năm, bưởi năm nay trọng lượng lớn, chất lượng đồng đều nên rất hấp dẫn thị trường.
Hội chợ Thương mại sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 thu hút đông đảo người dân tới tham quan, mua sắm.
Chỉ với nguyên liệu dân dã nhưng bằng tay nghề khéo léo, món dưa hồng muối của vợ chồng ông Phan Trung Thông (xã Xuân Mỹ, Nghi Xuân) đã trở thành món ngon không thể bỏ lỡ khi về với Hà Tĩnh.
Nền tảng Facebook với hơn 1.200 người theo dõi, kênh Tiktok có hơn 3.000 người theo dõi đã giúp thương hiệu "Cà muối dì Lài" ở Hà Tĩnh bắt nhịp xu hướng bán hàng online.
Các nhà hàng kinh doanh mực nhảy ở Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã đầu tư hàng trăm triệu đồng nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo phục vụ du khách tốt nhất khi mùa du lịch biển cận kề.
Vị ngọt, béo của cá sông Lam kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng do anh Võ Công Niên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chế biến đã tạo nên hương vị rất hấp dẫn, khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.
Hơn 30 năm qua, hàng bánh mướt tráng tay trên bếp củi của bà Phạm Thị Hạnh (hay còn gọi là bà Hạnh Sim, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) vẫn luôn quyến rũ thực khách bởi bánh mướt dẻo, thơm, mềm mượt, quấn bên ngoài chiếc ram nóng hổi giòn rụm.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều người dân và khách du lịch tìm mua đặc sản Hà Tĩnh. Kẹo cu đơ, bưởi Phúc Trạch, cà muối… là những sản phẩm được ưa chuộng để làm quà biếu bạn bè, người thân.
Thời điểm này, khắp các góc phố, chợ ở TP Hà Tĩnh, các tiểu thương đã bắt đầu bày bán bưởi Phúc Trạch. Bưởi đầu mùa nên rất được người dân ưa chuộng tìm mua.
Gần 200 hộ dân sở hữu hơn 550 gốc, xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) được coi là “thủ phủ” của trám đen. Thời điểm này, người dân đang vào mùa thu hoạch nên không khí luôn rộn ràng.
Suốt một dải từ Bến Thủy đến Đèo Ngang, đâu đâu cũng ngời lên sức sống thanh tân, rạng rỡ. Người Hà Tĩnh đã và tiếp tục tô điểm bức tranh non nước Hồng Lam mãi đẹp tươi, thu hút du khách bốn phương tìm về.
Khu phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) đi vào hoạt động nhằm tạo không gian phục vụ nhu cầu ẩm thực, vui chơi, giải trí cho người dân và du khách.
Nằm trong chuỗi hoạt động khai trương du lịch biển Hà Tĩnh 2023 diễn ra tại Khu du lịch Xuân Thành, Trường Cao đẳng Nguyễn Du sẽ tổ chức trình diễn chế biến món ram rán, xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam.
Để sản phẩm đặc sản Hương Khê (Hà Tĩnh) thật sự vượt qua “lũy tre làng”, vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất hiện nay chính là sớm nâng cấp, chuẩn hóa, đồng nhất sản phẩm.
Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có địa hình phức tạp, đặc biệt có tiểu vùng khí hậu với thời tiết khắc nghiệt bậc nhất cả nước. Cũng chính môi trường này đã tạo nên sự đa dạng sinh học, cộng với những chủ trương, chính sách đúng hướng của địa phương đã tạo ra nhiều đặc sản - những sản phẩm độc đáo của vùng đất và kết tinh của văn hóa, con người nơi đây.
Nhiều năm nay, du lịch Hà Tĩnh vẫn được đánh giá là có “bột” mà chưa “gột nên hồ”. Thực tế đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ quan trong quá trình xây dựng chiến lược, điều hành quản lý, triển khai thực hiện… vẫn là những yếu tố quan trọng, có tính quyết định đối với thực trạng phát triển du lịch Hà Tĩnh.
Ông Lê Vạn Hải - Giám đốc HTX Nông nghiệp Gia Phúc (Can Lộc - Hà Tĩnh) vượt qua không ít thử thách để theo đuổi đích đến là nông nghiệp hữu cơ. Sở hữu “vựa” cây ăn quả hơn 30 ha với 7 sản phẩm được chứng nhận sản xuất phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ là thành quả bước đầu cho ý chí và ước mơ của người “mê” nông nghiệp hiện đại.
Là đặc sản nức tiếng, kẹo cu đơ Hà Tĩnh được nhiều người dân lựa chọn làm món quà quê gửi tặng người thân, bạn bè khi trở lại các tỉnh, thành trên cả nước sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Quý Mão.
Khi cái lạnh se sắt cuối đông bao trùm lên phố xá làng quê, mùi thơm của mật ngọt, gừng cay thoảng trong gió gợi lên nỗi nhớ, dẫn dắt bước chân của bao người Hà Tĩnh tìm về đặc sản truyền thống quê hương: cu-đơ.
Những mẻ cá, mẻ muối cùng bao khó nhọc của người dân vùng biển Hà Tĩnh đã chắt chiu thành từng giọt nước mắm truyền thống mang vị mặn mòi, nồng nàn đặc trưng. Bằng tình yêu với biển cả quê hương, tâm huyết trong sản xuất cùng sự “tiếp sức” từ Chương trình OCOP, nước mắm Hà Tĩnh ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường…
Đi lên từ nghề truyền thống của gia đình, chị Lương Thị Thu Hiền (SN 1966) tại TDP 4, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã không ngừng phát triển nghề sản xuất cu đơ, được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021.
Với các sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú, phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) và sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2022 đã thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm.
Thời điểm này, đặc sản bưởi Phúc Trạch của huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) được bày bán khá nhiều tại các quầy hàng hoa quả tại TP Hà Tĩnh. Với giá từ 20 – 45.000 đồng/quả, loại quả đặc sản này được người dân ưa chuộng sử dụng và gửi đi làm quà.
Phiên chợ quảng bá sản phẩm hàng hóa công nghiêp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) và sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2022 dự kiến diễn ra từ ngày 10 - 12/9 tại tiểu công viên đường Nguyễn Trọng Bình, phường Hưng Trí (TX Kỳ Anh).
Khi đất trời đã sang thu cũng là lúc mùa bưởi vào độ chín. Thời tiết thuận lợi, người dân vùng bưởi đặc sản của Hà Tĩnh đang mong chờ một mùa vụ bội thu để bù đắp cho bao công đầu tư, vun trồng bấy lâu.
Thời gian gần đây, các sản phẩm “made in Hà Tĩnh” đã liên tục được trưng bày, giới thiệu tại nhiều hội chợ, sự kiện triển lãm trên cả nước, góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm thế mạnh của tỉnh.