Một trong những giá trị nghệ thuật độc đáo của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là không gian, hình thức diễn xướng mang đậm chất “thổ sản”, bản sắc văn hóa, con người quê hương núi Hồng, sông La.
Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức các chương trình biểu diễn, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh đã góp phần bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản văn hóa quê hương.
Người dân ở mỗi vùng quê Việt Nam đều có lời ăn tiếng nói đặc trưng nhưng hiếm có nơi nào như vùng đất Nghệ - Tĩnh, ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày trở thành một “đặc sản” làm nên bản sắc văn hóa, con người riêng biệt để nhận diện và kết nối cộng đồng xã hội.
Hơn 80 tuổi, Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Ban (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) gần như dành cả cuộc đời cho dân ca Nghệ Tĩnh. Ông đã sáng tác, dàn dựng hàng trăm tác phẩm dân ca, phát triển các phong tục, lễ hội từng điệu ví, câu hò... tưởng như đã mai một.
Nụ cười tươi rói trên khuôn mặt rạng rỡ, dáng đi nhanh nhẹn, đặc biệt là những vũ điệu uyển chuyển, lời ca mượt mà trên sân khấu khiến nhiều người nghĩ bà chỉ độ 55-60 tuổi, khác xa với độ tuổi thật là 75. Đó là nghệ nhân Lê Thị Hoài Thanh (trú phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh). Cả thời thanh xuân cống hiến cho nghệ thuật, đến nay, dù tuổi đã cao, bà vẫn không ngừng nghỉ.
Tại Liên hoan Dân ca ví, giặm liên tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh vừa diễn ra tại TP Vinh, tiết mục “Giặm tương tư” (thơ: Đậu Thị Thương, chỉnh lý: Trịnh Chung) do thí sinh Phạm Khánh Huyền (CLB xã Sơn Trường, Hương Sơn, Hà Tĩnh) thể hiện đã xuất sắc đạt 1 trong 15 giải A. Tiết mục khiến nhiều khán giả tại khán phòng thổn thức
CLB Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và CLB thị trấn Yên Thành (Yên Thành, Nghệ An) cùng giành giải nhất Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023. Chương trình nằm trong khuôn khổ Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.
Tiết mục “Xẩm Kiều xây dựng nông thôn” được CLB dân ca Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân) biểu diễn tại Liên hoan Dân ca ví, giặm toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023. Tiết mục góp phần mang về giải nhất toàn đoàn cho CLB.
Được tắm mình trong những làn điệu dân ca ví, giặm từ câu hát của bà, của mẹ nên tình yêu với điệu ví, câu hò luôn cháy bỏng trong nhiều nghệ nhân trẻ Nghệ An và Hà Tĩnh. Với họ, được góp sức để gìn giữ làn điệu dân ca ví, giặm của quê hương là một sứ mệnh đặc biệt.
Là viên ngọc trong kho báu văn hóa dân gian được cư dân hai bên bờ sông Lam tạo nên từ hàng trăm năm qua, kể từ sau khi được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, dân ca ví, giặm ngày càng được Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.
Với hơn 400 nghệ nhân, diễn viên tham gia, Liên hoan dân ca ví, giặm toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023 đã trở thành ngày hội văn nghệ dân gian đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.
Liên hoan các CLB dân ca ví, giặm toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023 đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu tiết mục đặc sắc “Thành Sen vọng mãi lời Người” của CLB Dân ca ví, giặm phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh).
Liên hoan dân ca ví, giặm toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút sự tham gia của hơn 400 nghệ nhân, diễn viên của 13 câu lạc bộ đến từ các địa phương trên toàn tỉnh.
Thông qua liên hoan, Hà Tĩnh sẽ lựa chọn 8 câu lạc bộ tham dự liên hoan dân ca ví, giặm liên tỉnh tại Nghệ An và 1 câu lạc bộ xuất sắc nhất tranh tài tại Hội thi Đàn và hát dân ca toàn quốc diễn ra tại quê hương Bác Hồ vào thời gian tới.
Bộ sưu tập Văn bản Hán Nôm (1689-1943) là khối tài liệu quý hiếm, độc đáo về việc tôn vinh, phong tặng, giao dịch của triều đình và cộng đồng với người làng Trường Lưu (nay thuộc xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) do công lao của họ trong quá trình hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục và là dạng tư liệu phổ biến ở các nước Đông Bắc Á thời quân chủ.
Liên hoan là dịp để các CLB dân ca ví, giặm ở Can Lộc (Hà Tĩnh) có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, góp phần củng cố và phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ tại cơ sở.
Khắc họa hình tượng Bác Hồ qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhất là dịp Người về thăm Hà Tĩnh, vở ca kịch “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” đã mang đến cho khán giả niềm xúc động sâu lắng.
Sau đêm tổng duyệt (15/5), từ ngày 16/5, vở ca kịch “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” sẽ được Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh biểu diễn phục vụ Nhân dân trên toàn tỉnh. Đợt biểu diễn kéo dài đến hết ngày 15/6/2023.
Tình yêu với câu hát ngàn đời của quê hương được trao truyền, gìn giữ qua 4 thế hệ để cùng nhau phát huy giá trị di sản văn hóa của quê hương, đó là gia đình Nghệ nhân ưu tú Phạm Thế Nhuần và Nghệ nhân nhân dân Vũ Thị Thanh Minh ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh).
Suốt gần 3 thập kỷ qua, có một người Hà Tĩnh đã không màng gian nan, đem sức khỏe, trí tuệ và của cải để rong ruổi cùng các làn điệu dân ca ví, giặm, những câu thơ Kiều trên khắp mọi miền đất nước. Bà hát trên các sân khấu, trong các buổi từ thiện... bằng tất cả niềm đam mê và khát vọng lan truyền các giá trị văn hóa truyền thống. Đó là Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Hồng Oanh.
Việc ra mắt Câu lạc bộ (CLB) dân ca - dân vũ Thành Sen (Hà Tĩnh) và biểu dương các cá nhân xuất sắc sẽ tạo điều kiện cho các nghệ nhân thực hiện tốt vai trò bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Với sự tâm huyết của đội ngũ giáo viên âm nhạc, tổng phụ trách đội, cùng sự lan tỏa mạnh mẽ từ các cuộc thi, phong trào dạy hát dân ca ví, giặm trong trường học ở Hà Tĩnh đang sôi nổi trở lại sau thời gian dài tạm lắng bởi ảnh hưởng của dịch bệnh.
Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh học sinh TP Hà Tĩnh 2022 là sân chơi nghệ thuật, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho các em học sinh, thực hiện mục tiêu xây dựng “trường học hạnh phúc”.
Với niềm say mê những câu hò, điệu ví, Nghệ nhân dân gian Trần Thị Thương (SN 1973) - thành viên CLB Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh xã Hòa Lạc (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát triển dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh ở địa phương.
Tiết mục “Tháng 5 nhớ Bác” của CLB Dân ca ví, giặm xã Kỳ Lợi đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả tại Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) năm 2022.
Liên hoan là dịp để các nghệ nhân, diễn viên đang sinh hoạt tại các CLB dân ca, ví giặm trên địa bàn TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giao lưu, học hỏi, đồng thời góp phần gìn giữ giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Thị xã Kỳ Anh không chỉ được biết đến là khu kinh tế trọng điểm của Hà Tĩnh mà còn là nơi phong trào dân ca ví, giặm, dân vũ thể thao phát triển sôi nổi, mang lại giá trị tinh thần to lớn cho người dân nơi đây.
Đam mê điệu hò, câu ví của quê hương núi Hồng - sông La, Câu lạc bộ (CLB) Dân ca ví, giặm phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) đã cùng chung tay, góp sức bảo tồn, gìn giữ để những câu hò, điệu ví ngân dài theo năm tháng.
Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông” năm nay sẽ diễn ra tại TP Huế từ ngày 28-30/7. Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tham gia hội diễn với chương trình có chủ đề “Hà Tĩnh - câu hát nghĩa tình”.