Trước tình trạng lúa xuân bị bệnh đạo ôn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực chỉ đạo bà con nông dân bám đồng, khẩn trương khoanh vùng có biện pháp xử lý kịp thời.
Thời tiết có nhiều sương mù vào sáng sớm, độ ẩm cao khiến một số diện tích lúa xuân ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bị nhiễm bệnh đạo ôn và đang có nguy cơ lan rộng.
Cơ quan chuyên môn dự báo sâu non lứa tiếp theo nở rộ từ khoảng 10/7 trở đi gây hại giai đoạn lúa đứng cái - phân hoá đòng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa hè thu của Hà Tĩnh.
Trước diễn biến của các loại dịch hại trên cây trồng vụ xuân, nhất là cây lúa, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã ban hành hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh từ nay đến cuối vụ.
H iện nay, nông dân Hà Tĩnh bắt đầu vào đợt thực hiện bón thúc đòng cho lúa xuân nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng của cả vụ sản xuất. Thời tiết nắng nóng, bà con chủ động duy trì mực nước trong chân ruộng, theo dõi các đối tượng dịch bệnh để phòng trừ kịp thời.
Trước dự báo thời tiết bất lợi, sâu bệnh hại có nhiều nguy cơ bùng phát gây hại cây trồng ở vụ xuân 2023, đòi hỏi ngành chuyên môn, các địa phương ở Hà Tĩnh cần chủ động triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo thắng lợi của vụ lúa chính trong năm.
Trước tình trạng “dịch chồng dịch”, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh đang và sẽ tiếp tục tập trung các biện pháp để phòng, chống và khoanh vùng dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
Sau hơn 2 tháng khẩn trương xuống giống khôi phục sản xuất, hơn 10.000 ha cây rau màu vụ đông 2020 trên địa bàn Hà Tĩnh đã, đang phát triển xanh tốt, đảm bảo thu nhập cho người dân và là nguồn thức ăn quan trọng cho gia súc, gia cầm qua mùa đông giá rét.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Công điện số 33/CĐ-UBND, ngày 24/12/2002 về việc chỉ đạo tăng cường công tác phòng chốngđói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi
200 ha sắn vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang mắc bệnh khảm lá. Cây còi cọc, chậm phát triển cộng thêm thời tiết nắng hạn kéo dài, nguy cơ mất mùa sắn đã hiện hữu.
Dù đang phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nhưng nông dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn có kế hoạch phù hợp để chăm sóc cây trồng vụ xuân, không để sâu bệnh gây hại trên đồng ruộng.
Theo báo cáo của Giám đốc Sở NN&PTN Hà Tĩnh, tình hình dịch hại trên lúa xuân đang diễn biến phức tạp với các loại như: Bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn phát sinh gây hại trên diện rộng; chuột gây hại phổ biến tại các địa phương...
Dù phát hiện cây dó trầm bị sâu ăn lá “tấn công” nhưng do cây cao và diện tích rộng khiến người dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) gặp khó trong xử lý. Tới nay, nhiều diện tích trồng cây dó trầm đã bị sâu ăn trụi lá, trơ trọi cành.
Hơn 13ha cây bần chua gần một năm tuổi ở thôn Tiền Tiến (xã Thạch Môn, TP Hà Tĩnh) đang bị chết dần. Kiểm tra của ngành chuyên môn, thủ phạm gây hại là loài giáp xác lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Tĩnh.
Theo ghi nhận của cơ quan chuyên môn, đến thời điểm này chưa có loại sâu bệnh nào gây thiệt hại đối với lúa hè thu 2019 ở Hà Tĩnh, tuy nhiên, thời tiết tiếp tục nắng nóng, rầy nâu, rầy lưng trắng, khô vằn… đang “ngấp nghé” gây hại cây trồng.
Sở NN&PTNT Hà Tĩnh nhận định lúa hè thu khả năng trổ chậm so với dự kiến từ 7 - 10 ngày. Hình thái thời tiết nắng nóng, oi bức, xen kẽ mưa rào trùng với thời kỳ lúa chuẩn bị trổ bông đang thuận lợi cho rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, chuột gây hại nặng.