Hà Tĩnh sẽ tạo điều kiện cho NovaWind Việt Nam trong quá trình khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực.
Chuyến tàu chở thiết bị điện gió cập cảng Vũng Áng có ý nghĩa lớn trong việc tối ưu tính lưỡng dụng, gắn liền với định hướng phát triển dịch vụ logistics, vận tải biển ở Hà Tĩnh.
Việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng, phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh, điện sinh hoạt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh, Quy hoạch điện VIII phải bảo đảm sự phù hợp, hài hòa giữa các vùng, miền; cân đối hợp lý về cơ cấu các nguồn điện; phù hợp với định hướng phát triển, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề xuất 3 nội dung về nguồn điện và lưới điện, đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương xem xét bổ sung, cập nhật vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa có văn bản đồng ý chủ trương cho Công ty CP Eco Land nghiên cứu, khảo sát dự án nhà máy điện gió biển Kỳ Anh tại các xã Kỳ Xuân, Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) với diện tích nghiên cứu, khảo sát khoảng 6.161 ha trên mặt biển.
Việc khảo sát thực hiện cụm điện gió của Công ty CP Tập đoàn Đức Thắng (TP Hà Tĩnh) không được làm ảnh hưởng, vi phạm đến các công trình, quy hoạch quốc phòng - an ninh, quy hoạch du lịch, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và các vấn đề an sinh xã hội khác.
Với nguồn năng lượng nắng và gió khá lớn, hạ tầng truyền tải khá đồng bộ, Hà Tĩnh đã và đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng vừa có văn bản trình Chính phủ, Bộ Công thương đề xuất cụm dự án điện gió 4.915 tỷ đồng của Công ty CP Năng lượng Phước Trung vào Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).
16 trụ điện gió cao 116 m, công suất 64 MW đã được đấu nối vào Trạm biến áp 220KV Tháp Chàm để hòa lưới điện quốc gia. Đây là những trụ điện gió có công suất lớn nhất Việt Nam.
Tờ Nikkei Asian Review hôm nay đưa tin, ngay trong tháng này, Tập đoàn tài chính Orix (Nhật Bản) sẽ “đổ vốn” vào Việt Nam thông qua Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power), đánh dấu những bước đi đầu tiên để tiến tới xâm nhập sâu vào lĩnh vực thủy điện Việt Nam, trong bối cảnh cầu tiêu thụ điện đang ngày càng tăng ở quốc gia Đông Nam Á.