Đầu năm mới là dịp diễn ra các lễ hội, nhiều người dân đến đền, chùa viếng cảnh, cầu an. Đây cũng là thời điểm các hoạt động mê tín dị đoan nở rộ và khó kiểm soát.
Việc đốt vàng mã hiện nay được thực hiện kiểu tranh nhau “hối lộ” cõi “âm”, dẫn tới đốt vô tội vạ, mặc kệ “hao tiền, tốn của”, mặc kệ ô nhiễm môi trường, hỏa hoạn…
Phòng Cảnh sát PCCC&CHCN, Công an tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo, những ngày trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện của người dân tăng đột biến, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây chập, cháy cao.
Không còn bóng dáng “cái bang”, không còn tình trạng đốt vàng mã tràn lan... là những gì đang diễn ra tại đền Chợ Củi (Xuân Hồng, Nghi Xuân - Hà Tĩnh) trong những ngày Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Với tâm lý “Cả năm một rằm tháng Bảy, cả thảy một rằm tháng Giêng”, những ngày gần đây, người dân Hà Tĩnh đã bắt đầu đi sắm lễ để báo ơn tổ tiên, cầu mong mưa thuận gió hoà, sức khoẻ cho cả gia đình.
Thực hiện Công văn số 31 ngày 22/2/2018 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hà Tĩnh đã chủ động tuyên truyền, định hướng tổ chức các lễ hội văn minh, tiết kiệm và cấm đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự phật giáo. Đại đức Thích Quảng Nguyên - Phó trưởng Ban trị sự Hội Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ với PV Báo Hà Tĩnh về nội dung này.
Dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường xảy ra hỏa hoạn mà nguyên nhân chính là do thắp hương, đốt vàng mã vô ý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã cần tuân thủ đúng quy định, đảm bảo an toàn phòng cháy càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.