Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Tĩnh luôn nỗ lực vượt khó, sáng tạo, trách nhiệm với mục tiêu tập trung đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng, đảm bảo kết nối vùng, liên vùng, mở rộng không gian đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Trước “tối hậu thư” của Cục Đường bộ Việt Nam về việc nếu không hoàn thành khắc phục hư hỏng, xuống cấp tuyến QL1 qua Hà Tĩnh thì trước 11h ngày 30/1 sẽ bị ngưng thu phí, Cienco4 đang huy động tổng lực để sửa chữa.
Khi thời hạn cam kết sửa chữa các vị trí hư hỏng trên quốc lộ 1 đoạn BOT qua Hà Tĩnh phải hoàn thành trước tết Nguyên đán Giáp Thìn đã cận kề, Cienco4 đang cấp tập huy động nhân lực, máy móc triển khai việc khắc phục.
Giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh Trần Quang Tuấn đề nghị các đơn vị, địa phương cần tập trung, quan tâm tới công tác giải phóng mặt bằng, góp phần đẩy nhanh xây dựng công trình, dự án, giải ngân vốn đầu tư công.
Tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kéo dài góp phần mở rộng không gian đô thị, quỹ đất, tăng cường kết nối, tạo động lực phát triển bền vững cho TP Hà Tĩnh và vùng phụ cận nói riêng, toàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
Đường trơn trượt, tầm nhìn bị hạn chế khiến việc tham gia giao thông trong thời tiết mưa gió luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, nhất là khi Hà Tĩnh đang ở “cao điểm” mùa mưa gió.
Cầu Hộ Độ mới bắc qua trục sông Nghèn nối TP Hà Tĩnh với huyện Lộc Hà đã cơ bản hoàn thành những công việc cuối, đảm bảo thông xe kỹ thuật vào ngày mai (9/11).
Nhiều vị trí, đoạn tuyến bị hư hỏng, bong tróc, xuất hiện “ổ gà” gây mất ATGT trên quốc lộ 1 đoạn Nam cầu Bến Thủy tới Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh đã được dắm vá, thảm lại.
Trước tình trạng nhiều tuyến giao thông ở Hà Tĩnh bị ngập lụt, sạt lở trong mùa mưa lũ, ngành chức năng, đơn vị quản lý giao thông đã nhanh chóng nắm bắt, xử lý kịp thời các sự cố, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông.
Trong khi số đất, đá của những vụ sạt lở trước chưa được dời dọn, trên vách núi cao dọc tuyến đường quốc phòng ven biển Hà Tĩnh vẫn còn hàng trăm khối đất, đá đang nằm cheo leo và chực chờ đổ ập xuống đường.
Việc chuyển tuyến đường ven biển Hà Tĩnh thành quốc lộ ven biển Hà Tĩnh góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì, bảo đảm giao thông thông suốt, duy trì khả năng khai thác và tuổi thọ lâu dài của tuyến đường.
Phó Giám đốc Khu Quản lý đường bộ II Nguyễn Đức Dũng nhấn mạnh như vậy tại buổi kiểm tra và làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về công tác khắc phục tồn tại trên tuyến quốc lộ 1 đoạn Nam cầu Bến Thủy tới Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh.
Kiên cường, dũng cảm bám cầu, bám đường, giữ huyết mạch giao thông 2 miền Bắc - Nam thông suốt trong chiến tranh và khi đất nước thống nhất, ngành Giao thông vận tải Hà Tĩnh đã nỗ lực đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, tạo nền tảng cho sự phát triển của tỉnh nhà.
Hà Tĩnh trích ngân sách gần 59 tỷ đồng cấp cho các đơn vị, địa phương thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường bộ, đường thuỷ nội địa và sửa chữa định kỳ các tuyến đường.
Sau nhiều năm bất tiện vì “nhà không số, phố không tên”, các hộ dân sinh sống tại khu đô thị Bắc TP Hà Tĩnh (khu đô thị HUD) nay đã được gắn biển tên đường, số nhà.
Với việc sử dụng hiệu quả ngân sách và tranh thủ nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, đơn vị, TP Hà Tĩnh dần gỡ các điểm nghẽn giao thông, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Việc trồng cây xanh trên các tuyến đường ở Hà Tĩnh sẽ tạo thành một hệ thống bảo hộ lan can tự nhiên, góp phần vào việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giúp phương tiện định hướng tuyến, nâng cao an toàn giao thông.
Xác định hạ tầng giao thông là một trong những “chìa khóa” mở cánh cửa phát triển cho KT-XH Hà Tĩnh, Ban Quản lý dự án (BQLDA) Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh - chủ đầu tư các dự án về giao thông luôn nỗ lực, quyết tâm, đặt trách nhiệm lên hàng đầu để đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình được giao.
Mặt đường quốc lộ 15B đoạn từ xã Cẩm Dương tới thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bị bong tróc, hư hỏng nặng, tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới các vụ tai nạn giao thông.
Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh dài 120 km, từ cầu Cửa Hội (Nghi Xuân) tới điểm giao với quốc lộ 12C ở cảng Vũng Áng (TX Kỳ Anh) góp phần chia sẻ lưu lượng với quốc lộ 1, khai thác hiệu quả tài nguyên biển, tăng cường kết nối 3 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình.
Từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, xã Xuân Giang (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đầu tư mở rộng, thảm nhựa nhiều tuyến đường trục xã, để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.
Việc đầu tư hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng, đèn trang trí cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh góp phần đảm bảo ATGT, tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH 2 tỉnh.
Khi đoạn Kỳ Xuân – Kỳ Ninh thi công xong thì tuyến đường ven biển Hà Tĩnh dài 67,88km sẽ chính thức “về đích”. Tuyến đường này không chỉ góp phần giảm lưu lượng phương tiện cho QL 1 mà còn tạo điều kiện phát triển KT-XH của Hà Tĩnh, nhất là du lịch biển.
Dù khối lượng công việc chuẩn bị triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn rất lớn nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao, Hà Tĩnh đang hoàn thành từng phần việc đúng lộ trình mà Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đề ra.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt qua huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ công trình.
Hiện nay, tại nhiều tuyến đường ở Hà Tĩnh, việc lắp đặt hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn giao thông còn tồn tại không ít bất cập, khiến người tham gia giao thông gặp khó.