Đại diện gia đình đồng chí Đặng Khoa (xã Đức Hương, Vũ Quang, Hà Tĩnh) bày tỏ niềm vui mừng, vinh dự và nguyện hứa sẽ luôn gương mẫu, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Hai người con nằm lại nơi chiến trường - nỗi đau ấy mãi mãi đeo đẳng trong tâm can người mẹ liệt sỹ Nguyễn Thị Liên (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Biến đau thương thành hành động, mẹ đã dành cả cuộc đời mình cho cách mạng, đóng góp xây dựng quê hương.
Dành cả tuổi trẻ, thanh xuân để chiến đấu anh dũng bảo vệ Tổ quốc, khi đã ngoài 90 tuổi, ông Nguyễn Đình Huy (xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - một cựu tù Phú Quốc - lại viết hồi ký về những năm tháng máu và hoa, luôn nhắc nhở cháu con “khép lại quá khứ nhưng không bao giờ được quên quá khứ”.
Trò chuyện với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng về những ký ức còn xanh mãi trong dòng thời gian của các nhà cách mạng trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, chúng tôi được đồng chí khẳng định thêm những giá trị to lớn của cao trào cách mạng đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và những bài học quý mà Hà Tĩnh vận dụng, phát huy trên hành trình thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”.
Dường như có sự dẫn dắt vô hình trên hành trình theo dòng hồi ký của các đảng viên Xô viết Nghệ Tĩnh. Dẫu người thân của các bậc tiền bối phần lớn chỉ còn thuộc thế hệ cháu, chắt và nhiều người xa quê nhưng những cuộc gặp gỡ rất tự nhiên đã được kết nối. Tại vùng quê Nghi Xuân (Hà Tĩnh), chúng tôi được hòa mình vào hồi ức từ người thân của những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của huyện và câu chuyện đầy cảm xúc của họ như mở ra những “khu vườn cách mạng” với khát vọng xanh tươi.
Hơn 90 mùa thu đã đi qua nhưng những thanh âm của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) vẫn còn vang dội trong những trang sử, dòng hồi ký của những người từng là “linh hồn” các cuộc đấu tranh long trời lở đất ấy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều “hạt giống đỏ” đã nảy mầm và phát triển ở Hương Sơn, Đức Thọ, giúp phong trào đấu tranh ở các địa phương bên dòng sông La, sông Phố hiền hòa ngày càng lớn mạnh.
Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh đang lưu giữ khoảng 20 cuốn hồi ký cách mạng của các chiến sỹ Xô viết tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó, hơn một nửa các tác giả là đảng viên trên quê hương Can Lộc - nơi được xem là “thủ đô” của phong trào Xô viết ở Hà Tĩnh. Những cuốn hồi ký đã làm sống lại những ngày hừng hực khí thế đấu tranh của Đảng bộ và Nhân dân Can Lộc nói riêng, Hà Tĩnh nói chung trong cao trào cách mạng 1930-1931 và con đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh mà sáng ngời lý tưởng của các nhà cách mạng tiền bối.
Đã 100 tuổi đời và 75 năm tuổi Đảng nhưng ông Phan Đình Tiệp ở xã Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn còn bồi hồi, rạo rực và tự hào, khi ôn lại những ngày mùa thu Cách mạng tháng Tám rực lửa trên quê hương mình.
Trong những ngày thu tháng 9, những dòng ký ức rực lửa của ông Trần Chí Tín tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh lại thôi thúc chúng tôi tìm về làng Tứ Mỹ (Sơn Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) quê hương ông để hiểu sâu hơn về cuộc đời của người từng lãnh đạo phong trào Xô viết 1930 - 1931 tại Hương Sơn; để biết nhiều hơn về những “hạt giống đỏ” trong gia đình có truyền thống làm cách mạng.
Đã 99 tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng nhưng ông Nguyễn Duy Hòa (SN 1923, ở xã Cẩm Hà, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn giữ nguyên ký ức về thời khắc dẫn đầu đội tự vệ của xã cùng Nhân dân đi giành chính quyền và những ngày náo nức tự hào sau khi giành độc lập.
Dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890 - 19/5/2022), huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có 13 đảng viên lão thành được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng.
“Cả một đời đi theo cách mạng, lập nhiều chiến công nhưng hạnh phúc lớn nhất của tôi là được gặp Bác Hồ, báo công với Bác, được Người khen ngợi, dặn dò…” - ông Nguyễn Ngân (99 tuổi, ở xã Cẩm Thịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) xúc động bày tỏ.
Trong niềm vui kỷ niệm 92 mùa xuân của Đảng (3/2/1930 - 3/2/2022), nhiều đảng viên ở Hà Tĩnh bày tỏ niềm hạnh phúc khi cuộc đời có Đảng dẫn lối, soi đường và nêu cao vai trò, trách nhiệm khi đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Bí thư huyện ủy Nghi Xuân (Hà Tĩnh) Phan Tấn Linh vừa đến trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho cụ Nguyễn Thị Chắt (SN 1928, ở thôn Lương Ninh, xã Đan Trường).
Năm nay đã 101 tuổi đời, 72 tuổi Đảng nhưng cụ Nguyễn Trọng Cẩn ở tổ dân phố Phú Đông (thị trấn Lộc Hà) vẫn nhớ rất rõ sự thay đổi lớn lao của đất nước khi chính quyền về tay Nhân dân mùa thu năm 1945.
Chào mừng kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021), 190 năm thành lập (1831-2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021), người dân Hà Tĩnh bày tỏ niềm xúc động, tự hào với truyền thống cách mạng, với những thành quả to lớn của đất nước, quê hương.
Năm nay đã 90 tuổi đời, 54 tuổi Đảng nhưng ông Mai Trọng Thơi - một thời là Đội trưởng Đội Thiếu niên cứu quốc làng Đỉnh Lự ở xã Tân Lộc, Can Lộc (nay thuộc huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn nhớ như in ngày cùng các bậc cha, chú tham gia giành chính quyền tại huyện đường Can Lộc vào ngày 16/8/1945.