Lễ hội đền Lê Khôi năm 2024 do 2 huyện Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) tổ chức đã khai thác nhiều yếu tố văn hoá truyền thống, thu hút hàng ngàn du khách thập phương.
Trong thời gian 2 ngày “xuyên núi”, đoàn khảo sát đã đến 4 điểm để lần tìm di sản trên núi Nam Giới (xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - nơi được cho là phát tích của Phật giáo Việt Nam.
Cuối trưa nay (31/5), Ban Tổ chức lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi đã hoàn tất lễ rước kiệu, linh vị và đồ tế khí từ các đền vọng thuộc 2 huyện Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) về đền chính để cử hành lễ tế.
Lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (Hà Tĩnh) năm 2022 được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 576 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (1446 - 2022). Lễ hội sẽ diễn ra trong thời gian 3 ngày, từ 30/5 - 1/6 (tức từ mồng 1 đến mồng 3/5 âm lịch).
Lễ rước và lễ tế nhân 574 năm ngày giỗ của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi được cử hành trang nghiêm tại đền thờ Chiêu Trưng ở núi Nam Giới thuộc 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Lễ hội đền Chiêu Trưng (Lê Khôi) ở Hà Tĩnh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được duy trì tổ chức theo thông lệ truyền thống, diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm ngày mất của Đại vương Lê Khôi. Năm 2019, lễ hội tổ chức từ ngày 3 - 5/6 (tức ngày 1 - 3/5 âm lịch) đang thu hút du khách thập phương quan tâm hướng đến.
Khi đào mai bắt đầu hé nụ, khi những cánh én chấp chới gọi xuân về trên biếc xanh những nụ mầm tinh khôi, cũng là lúc ngành văn hóa Hà Tĩnh khép lại một năm đầy dấu ấn với nhiều sự kiện đặc biệt.
Thiên nhiên ban tặng cho Hà Tĩnh con sông Rào Cái thơ mộng, hữu tình, kết nối thành phố Hà Tĩnh với nhiều địa chỉ du lịch văn hóa - tâm linh. Tuy nhiên, sông Rào Cái đến nay vẫn đang ngổn ngang cọc chắn luồng lạch, gây cản trở tàu thuyền qua lại.
Vinh dự được đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Chiêu Trưng, huyện Thạch Hà và Lộc Hà đã cùng nhau tổ chức nhiều nghi thức trang trọng, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Với sự chuẩn bị công phu, Lễ hội đền Chiêu Trưng năm 2018 đã thực sự làm hài lòng người dân và du khách.
Nhắc đến Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, người ta thường nghĩ tới ngôi đền mang tên ngài tại núi Long Ngâm, xã Thạch Bàn (Thạch Hà). Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng, tục thờ Lê Khôi lại có mặt ở nhiều địa phương, mà ở đó, mỗi di tích đều ẩn chứa những câu chuyện đẹp về đức tin và tín ngưỡng.
Ngự trên núi Nam Giới, đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (Hà Tĩnh) nổi tiếng là một trong bốn ngôi đền đẹp nhất xứ An Tĩnh xưa. Lễ tế giỗ ông hàng năm - lễ hội lớn bậc nhất, đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc ở khu vực Cửa Sót. “Lễ hội đền Chiêu Trưng” mới đây được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia càng khẳng định điều đó.
Những ngày này, người dân làng Mai Lâm, xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại tụ họp về đền thờ vọng Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi để cùng chuẩn bị mâm cỗ cúng trong ngày giỗ của ngài, thể hiện lòng biết ơn của hậu thế đối với tiền nhân.
Lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi và đón bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, theo kế hoạch, sẽ được tỉnh Hà Tĩnh tổ chức sáng 15/6/2018 (tức 2/5 âm lịch). Thời điểm này, nhiều địa phương trực tiếp tham gia lễ hội đã chuẩn bị kiệu rước, treo băng rôn, cờ lễ hội...
Ông Bùi Tuấn Sơn - Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh vừa cho biết, vào khoảng 16h chiều nay (1/6), trên biển Cửa Sót khu vực xã Thạch Bàn (Thạch Hà) xuất hiện con cá hố rồng “khủng” bị dạt vào bờ.
Ngày 11/4, Bệnh viện đa khoa huyện và Trung tâm Y tế dự phòng huyện Vũ Quang phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC Công an Hà Tĩnh tổ chức tập huấn PCCC cho cán bộ, viên chức ngành y tế.
Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội đền Lê Khôi năm 2016, sáng nay (5/6), Ban tổ chức Lễ hội đền Lê Khôi tổ chức khai mạc giải bóng chuyền và giải cờ tướng.
Chiều 17/5, UBND huyện Thạch Hà phối hợp với Công ty CP Kiến trúc và Xây dựng Thành Đô tổ chức khánh thành giai đoạn 1 Dự án trùng tu, tôn tạo đền Lê Khôi.
Sáng ngày 19/06, UBND huyện Thạch Hà đã tổ chức khai hội Lễ hội đền Lê Khôi, kỷ niệm 566 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi - người có công trong chống giặc Minh xâm lược và chấn hưng bờ cõi phía nam đất nước.