Giáo dục

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu
Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Khép lại bài thi môn cuối cùng của học phần kỳ thứ hai, Phạm Thị Khánh Linh ở huyện Kỳ Anh - sinh viên Khoa sư phạm Ngữ văn - Trường Đại học Vinh thở phào nhẹ nhõm. Các môn thi trong kỳ thi cuối năm thứ nhất đã được em nỗ lực hoàn thành tốt với tâm niệm sẽ đạt kết quả trọn vẹn nhất để tri ân những tấm lòng đã chắp cánh cho em thực hiện được giấc mơ đại học.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Gần một năm trôi qua kể từ ngày được nhận học bổng của “Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học”, đến nay, nhiều lúc Khánh Linh vẫn có cảm giác đây như một phép màu trong truyện cổ tích. Sự tiếp sức kịp thời của quỹ là điều kiện và động lực đưa em được đến giảng đường, được nỗ lực phấn đấu để xây dựng tương lai.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Viết tiếp giấc mơ đại học, bầu không khí trong gia đình Khánh Linh cũng vui tươi, rộn ràng hơn.

Nói đến Khánh Linh, người dân ở thôn Đông Phú, xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh) vẫn luôn dành sự cảm phục và tình thương mến. Hình ảnh cô nữ sinh nhỏ nhắn, hiền lành, có nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh để có một kết quả đáng nể trong học tập, rèn luyện vẫn luôn được nhiều người lấy làm tấm gương cho con cháu. Bố mẹ chia tay nhau khi Linh còn nhỏ, để có tiền nuôi con, chị Nguyễn Thị Tâm (mẹ Linh) phải gửi con cho ông bà ngoại để vào miền Nam làm thuê.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Ý thức được hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, Khánh Linh thường xuyên đỡ đần mẹ trong mọi việc. Từ khi học cấp 3, em đã tranh thủ thời gian nhận làm lông mi giả để kiếm thêm chút thu nhập đỡ bớt phần nào gánh nặng trên vai mẹ.

“Ngày ấy, mỗi lần mẹ xa nhà đi làm là em lại ôm mẹ khóc. Từ năm học lớp 2 trở đi, biết mẹ vất vả kiếm tiền nuôi mình nên em không còn khóc trước mặt mẹ nữa để mẹ yên lòng. Năm em học lớp 7, mẹ đi bước nữa. Rất may là người bố thứ 2 rất thương yêu em” - Khánh Linh chia sẻ.

Cuộc sống tưởng chừng tạm ổn, nhưng khó khăn tiếp tục thử thách mẹ con Linh khi vào năm học lớp 12, bố dượng em mất do bệnh hiểm nghèo. Trước đó, mọi thứ có giá trị nhất trong nhà đều đem bán để lấy tiền chữa bệnh cho bố nên cuộc sống càng thêm khốn khó. Những tháng ngày gian nan, Khánh Linh càng quyết tâm học tập thật tốt để thực hiện lời dặn cuối cùng của bố, đó là cố gắng học để sau này có điều kiện đỡ đần mẹ và chăm sóc các em.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Khánh Linh luôn cố gắng học tốt để đỡ đần mẹ và chăm sóc các em.

Chia sẻ về hoàn cảnh của người nữ sinh nghèo, Trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Kỳ Anh) - nơi em học tập đã tạo điều kiện hỗ trợ em về vật chất, tinh thần. Từ sự động viên của các thầy cô giáo, em đã không ngừng tự học, tích lũy kiến thức. Ngoài việc học tập, em tranh thủ hỗ trợ nhiều công việc gia đình để mẹ đỡ vất vả.

Lựa chọn ngành sư phạm Ngữ văn của Linh không chỉ vì đây là ngành học được miễn học phí mà còn là niềm ước mơ cháy bỏng trong em. Nghề giáo đã được các thầy cô truyền lửa đam mê cho em trong những năm tháng học trò. Hành trang là ước mơ, là kiến thức và năng lực học tập đã mang đến cho em kết quả đáng tự hào với tổng điểm vào đại học khối C20 là 27,75 điểm (Ngữ văn 9,25; Địa lý 9,25; Giáo dục công dân 9,25).

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Chị Nguyễn Thị Tâm - mẹ Khánh Linh không kìm được nước mắt khi nói về nỗi vất vả để nuôi con ăn học.

Chị Nguyễn Thị Tâm - mẹ Khánh Linh chia sẻ: “Khi biết kết quả thi xuất sắc của Linh, mẹ con ôm nhau khóc vì vui sướng. Nhưng nghĩ đến hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không thể cho con vào đại học, tôi vừa thương con, vừa xót xa, tiếc nuối. Thấu hiểu nỗi lo lắng của mẹ, Khánh Linh đã xác định gác lại giấc mơ giảng đường đại học để đi làm thuê hoặc đi xuất khẩu lao động”.

Video Chị Nguyễn Thị Tâm - mẹ Khánh Linh chia sẻ niềm vui khi con bước vào giảng đường đại học

Thế nhưng, “Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” đã thắp lên niềm hy vọng cho mẹ con Khánh Linh. Ngày em nhận được thông báo hỗ trợ của quỹ, cả gia đình vỡ òa trong niềm vui sướng, ai cũng mừng cho em. Các cậu, dì gom góp mua máy tính, điện thoại hỗ trợ em trong học tập. Bước ngoặt tương lai của Khánh Linh bắt đầu với hành trang là tình yêu thương và sự quan tâm, chia sẻ.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu
Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Cô nữ sinh rụt rè, nhút nhát đã trở thành một sinh viên năng động, tự tin hơn trên giảng đường.

Khánh Linh đã bước qua năm học đầu tiên ở Trường Đại học Vinh. Cô nữ sinh rụt rè, nhút nhát ngày nào giờ tự tin hơn, đã làm quen với môi trường mới, bạn bè mới. Em cũng đã tích lũy thêm cho mình những kỹ năng sống giá trị thông qua việc tham gia hoạt động trong câu lạc bộ truyền thông của khoa Văn.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Linh tập trung cao cho việc học khi trở lại việc học trực tiếp tại giảng đường.

Linh cho biết: “Kỳ 1 chủ yếu học trực tuyến, dù khó khăn nhưng em đã cố gắng hết mình trong học tập, mặc dù tổng điểm của em được 8,54 cho hệ 10, nhưng không được học bổng bởi hạn chế trong phần rèn luyện”.

Mang theo tiếc nuối và quyết tâm, ngay sau khi được học trực tiếp, Linh đã dành nhiều thời gian học hỏi từ bạn bè, làm bạn với thư viện để tích lũy kiến thức. Khắc phục hạn chế ở phần rèn luyện, Linh cũng tích cực tham gia viết tin, bài cho câu lạc bộ truyền thông. Tính cách hiền lành, thái độ cầu thị và sự cần cù, chịu khó của Linh được bạn bè yêu mến. Từ những bài viết đầu tiên trên bản tin được các anh chị đi trước góp ý, chỉnh sửa, Linh đã tự tin hơn trong việc thể hiện những quan điểm, suy nghĩ và góc nhìn của mình. Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thể hiện mình trước đám đông được em dần hoàn thiện.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Khánh Linh trong một phần thuyết trình bài tập trên lớp.

Linh cho biết, bước sang năm thứ 2, khi đã làm quen với cuộc sống sinh viên, việc học tập đi vào nền nếp, em sẽ tranh thủ tìm việc làm thêm để có tiền hỗ trợ mẹ và có thêm những trải nghiệm cho cuộc sống sau này.

Mục tiêu lớn nhất của em là có kết quả học tập thật tốt, có kỹ năng, kiến thức vững vàng, có tấm bằng giỏi để sau này trở về quê hương truyền thụ kiến thức, truyền lửa yêu thương cho các em học sinh như cách mà các thầy cô, các nhà hảo tâm và “Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” đã trao cơ hội cho em.

Video: Khánh Linh chia sẻ về mục tiêu trong thời gian tới.

Qua 2 kỳ học đầu tiên, đến nay, Khánh Linh đã nhận hỗ trợ 20 triệu đồng từ nguồn quỹ. Cùng đó là những cuộc điện thoại thăm hỏi, động viên của những người làm công tác khuyến học ở quê nhà.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 3): Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Khánh Linh về thăm lại mái trường yêu dấu, chuyện trò bên giáo viên bồi dưỡng môn Ngữ Văn Nguyễn Thị Hảo.

Gần 17.400 học sinh THPT tỉnh nhà vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp với nhiều cảm xúc. Khánh Linh lại rưng rưng nhớ về hơn 1 năm trước khi giấc mơ bước tới giảng đường đại học vẫn luôn là nỗi trăn trở, lo lắng của các bạn học sinh nghèo. Nhưng, giờ đây, giấc mơ đó không còn quá xa khi “Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” ở Hà Tĩnh vẫn tiếp tục duy trì, phát triển, như là phép màu trong đời thực để biến những mộng ước của các cô cậu học sinh nghèo học giỏi trở thành hiện thực.

>> Bài 1: Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

>> Bài 2: Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

>> Bài cuối: Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

(còn nữa)

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Chủ đề Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.