Do vi phạm quy định nên UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản tại phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) và xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc) đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghiệp VN1.
Mặc dù đã hết thời hạn khai thác từ nhiều năm nay, nhưng một số đơn vị, doanh nghiệp khai thác đá ở phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vẫn chưa hoàn thành việc đóng cửa, phục hồi môi trường.
Ngay sau khi được cơ quan chức năng khảo sát, đưa vào danh mục cung cấp vật liệu phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, nhiều chủ mỏ đất, đá, cát trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phục vụ cho dự án lớn của quốc gia.
Tới thời điểm bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản trong thời hạn hơn 4 tháng, doanh nghiệp khai thác mỏ đá Khe Rò (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang nợ gần 28 tỷ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Quá trình khai thác tại mỏ đá xây dựng ở xã Kim Hoa (Hương Sơn, Hà Tĩnh), Công ty TNHH Hùng Bình đã khai thác không đúng thiết kế mỏ làm sạt lở đất rừng sản xuất.
Công ty CP Khai thác và chế biến đá Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vừa bị xử phạt 80 triệu đồng và đình chỉ hoạt động khai thác 3 tháng tại mỏ đá núi Nam Giới.
Vụ sập một mỏ đá cẩm thạch tại vùng Ziarat thuộc khu vực Mohmand, phía Tây Pakistan tối 7/9 (giờ địa phương) đã khiến ít nhất 17 người thiệt mạng, 11 người mất tích, 9 người bị thương.
Tiếp thu phản ánh của Báo Hà Tĩnh về việc 300 hộ dân thôn Tiến Thắng, xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên) phải sống chung với ô nhiễm do xe chở đá từ mỏ đá CẩmThịnh, doanh nghiệp đã hứa sẽ làm đường cho người dân.
Sau khi Báo Hà Tĩnh phản ánh tình trạng gần 300 hộ dân ở thôn Tiến Thắng, xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nhiều năm sống trong ô nhiễm, đại diện mỏ đá Cẩm Thịnh, chính quyền địa phương đã tiếp thu và xây dựng phương án khắc phục.
Dù đã nhiều lần kiến nghị nhưng hơn 300 hộ dân thôn Tiến Thắng, xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn phải sống chung với ô nhiễm và nguy cơ tai nạn từ hàng trăm chuyến xe vận chuyển vật liệu xây dựng từ mỏ đá Hưng Thịnh.
Nhiều năm qua, dù nhiều lần kiến nghị nhưng 300 hộ dân thôn Tiến Thắng, xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) vẫn phải sống chung với ô nhiễm và nguy cơ tai nạn do hàng trăm chuyến xe từ mỏ đá Hưng Thịnh.
Nhiều năm qua, người dân dọc tuyến đường Thạch Hải - Lê Khôi, xã Thạch Hải, Thạch Hà (Hà Tĩnh) luôn phải sống trong cảnh khốn khổ bởi “bão bụi” từ xe chở đá.
Do gặp khó khăn về đầu ra, hàng chục doanh nghiệp khai thác đá ở thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nợ 113 tỷ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Sau khi Báo Hà Tĩnh phản ánh về tình trạng ô nhiễm trầm trọng do bụi từ các xe tải chở đá hoạt động liên tục trên tuyến đường liên xã: Bình – Thủy – Mai (Hương Sơn – Hà Tĩnh), xã Sơn Thủy đã vào cuộc yêu cầu các chủ mỏ đá trong khu vực phải chấn chỉnh những vấn đề báo nêu để đảm bảo cuộc sống cho người dân và an toàn giao thông trên tuyến đường.
Vì lỗi khai thác không đúng thiết kế mỏ, Công ty TNHH Ngọc Hải vừa bị UBND tỉnh Hà Tĩnh thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Trước đó, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt doanh nghiệp này 80 triệu đồng.
Các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hầu như không còn hoạt động, nhưng hiện nay, Chi cục thuế huyện Kỳ Anh phải quản lý, thu hồi khoản nợ hơn 50 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác. Đây là một “bài toán” cực kỳ nan giải cho ngành thuế và chính quyền địa phương.
Thời gian gần đây, hoạt động xuất khẩu đá xây dựng ở Hà Tĩnh đã ổn định, với đơn hàng khá thường xuyên, số lượng lớn. Dù là mặt hàng mới nhưng các doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng (VLXD) đã xuất khẩu được khoảng 910.000 tấn đá dăm ra nước ngoài trong năm 2018...
Hoạt động khai thác đá tại khu vực núi Nam Giới (xã Thạch Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tái diễn hàng loạt sai phạm, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Dù đã có kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chấm dứt các sai phạm, song đơn vị khai thác vẫn phớt lờ…
Ông Nguyễn Văn Thành – Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên - khoáng sản, Sở TN&MT Hà Tĩnh khẳng định như vậy sau khi Báo Hà Tĩnh đăng tải bài viết “Mỏ đá đe dọa an toàn mồ mả, hàng trăm người dân “kêu cứu”!”.
Hàng trăm hộ dân các thôn Quan Nam, Thượng Phú, Đông Thịnh, thuộc xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đang bức xúc trước việc một doanh nghiệp khai thác đá không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn uy hiếp sự an toàn mồ mả người đã khuất.
Trước tình trạng quốc lộ 8A đoạn qua xã Sơn Diệm (Hương Sơn) xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được xử lý, anh Nguyễn Thế Anh (trú xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) - chủ một mỏ đá trên địa bàn đã dùng phương tiện, vật liệu cùng các công nhân của mình dắm vá những điểm hư hỏng nặng...
Sau khi cập cập cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) vào lúc 14 giờ ngày 17/1, tàu GUO TOU - 101 (quốc tịch Trung Quốc, dài 190m, rộng hơn 32,25m) sẽ mang theo hơn 40.000 tấn đá dăm đến bến cuối cùng tại Bangladesh. Đây là chuyến hàng đầu tiên trong năm mới 2017.
Ngay khi mới được cấp phép, mỏ đá ở khu vực núi Nam Giới thuộc xã Thạch Bàn (Thạch Hà) của Công ty CP Xây dựng I Hà Tĩnh đã có những ý kiến băn khoăn, phản đối. Và từ nhiều năm qua, hoạt động của mỏ đá này luôn gây ra nhiều bàn cãi, đến nay vẫn chưa có hồi kết...
Gần 1 năm nay, hàng chục mỏ đá trên địa bàn Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) rơi vào tình cảnh “đói” khách, hoạt động cầm chừng, khiến hàng trăm lao động mất việc, ngân sách thất thu nặng nề.