Nguồn vốn của các quỹ tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn đã giúp người dân nông thôn Hà Tĩnh xây dựng các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập và góp phần hạn chế “tín dụng đen”.
Bắt tay thử nghiệm, gần 1.000 gốc nho hạ đen của ông Lê Văn Bình (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã sinh trưởng tốt, hứa hẹn cho năng suất cao, thu nhập khá.
Mô hình nuôi ếch Thái Lan đã mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình ông Nguyễn Đình Bình (thôn Minh Đình, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Là loài hoa tượng trưng cho sự phú quý, may mắn và thịnh vượng, vườn lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại Hà Tĩnh thu hút đông đảo người xem trong những ngày đầu năm mới.
Thay vì sử dụng giá thể xơ dừa, chị Ngô Thị Nhàn (thôn Hồng Mỹ, xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh, bảo đảm được quy trình "sạch từ nông trại đến bàn ăn”.
Trong giai đoạn 2018 - 2023, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 2.223 người cao tuổi làm kinh tế giỏi được cấp xã biểu dương, 338 người được cấp huyện biểu dương, 69 người được cấp tỉnh và Trung ương biểu dương.
Táo bạo trong chuyển đổi nghề, anh Nguyễn Huy Phố (SN 1983, trú thôn Thanh Mỹ, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã phát triển mô hình nuôi gà kết hợp trồng cây ăn quả thu lãi hơn 650 triệu đồng mỗi năm.
Mang trọng trách “đầu tàu” của thôn giáo toàn tòng Đức Phú (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh), anh Nguyễn Xuân Lộc (SN 1977) luôn gần dân, tiên phong trong mọi phong trào, phần việc để bà con noi theo và cùng lan tỏa.
Nếu như trước đây, xã biên giới Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) bộn bề khó khăn thì nay đã khoác lên mình “tấm áo mới” căng tràn sức sống. Kết quả đó chính là nhờ sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân và chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường, ông Nguyễn Quang Trung (SN 1959, trú thôn Nam Thượng, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá Koi giống, cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Được đầu tư hơn 800 triệu đồng, mô hình trồng dưa chuột nhà lưới, áp dụng công nghệ cao của anh Nguyễn Trọng Tuệ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra hướng đi mới, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên địa phương.
Mô hình nuôi dúi sinh sản của anh Trần Đình Nhâm (SN 1992, xã Sơn Hồng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) cho thu nhập mỗi năm gần 200 triệu đồng đang mở ra hướng phát triển kinh tế nhiều tiềm năng.
Khát vọng của những người nông dân gom “tấc vàng” xây dựng mô hình làm ăn lớn và những yêu cầu thực tiễn trên đồng ruộng đòi hỏi cần có một “sân chơi” rộng mở cho các tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung ruộng đất, tạo sức bật thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng hiện đại, quy mô lớn, có tính bền vững.
Chỉ khi nhìn hình ảnh chụp cánh đồng dưa, bí trải dài trên 18 ha đất cát của anh Dương Đình Lợi (SN 1980, thôn Bàn Hải, xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ thiết bị flycam, chúng tôi mới hình dung đầy đủ nhất sự bao la của nó, cảm nhận rõ về những nỗ lực, quyết tâm, khát khao tích tụ ruộng đất của người nông dân này.
Mô hình nuôi chim le le thương phẩm đầu tiên tại Hà Tĩnh đã được gia đình anh Thiều Quang Đường (thôn Hoa Đông, xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh) thử nghiệm thành công, cho lãi ròng hàng chục triệu đồng chỉ sau 2 tháng.
Những năm gần đây, xã Tân Dân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã thành lập tổ hợp tác, xây dựng thành công nhiều mô hình liên kết, chăn nuôi gà thả vườn, đạt chứng nhận VietGAP.
Giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế tập thể Hà Tĩnh có bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển KT-XH tỉnh nhà. Đây cũng là nền tảng để Hà Tĩnh tiếp tục đưa kinh tế tập thể phát triển theo chiều sâu.
Từng có công việc ổn định, thu nhập khá tại Hà Nội, thế nhưng vợ chồng anh Nguyễn Minh Đức (SN 1977), chị Trần Thị Trung (SN 1990), ở thôn Tân Lệ, xã Đức Liên (Vũ Quang - Hà Tĩnh) lại quyết định rời phố để về quê lập nghiệp.
Với nguồn thu mỗi năm hơn trăm triệu đồng, mô hình trang trại tổng hợp giữa vùng đồng trũng mênh mông của vợ chồng chị Nguyễn Thị Sơn (thôn Tây Bắc, Thường Nga, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã mở ra hướng đi mới về dồn điền đổi thửa cho người dân nơi đây.
Không chỉ gắn bó với nghề vươn khơi đánh bắt hải sản, người dân tại làng chài nhỏ ven sông Lạc Giang (còn gọi là sông Gon) thuộc thôn 7, xã Cẩm Phúc (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã lựa chọn nghề nuôi cá vược trong lồng để phát triển kinh tế.
Tại làng Địa Lợi (thuộc thôn 5 và 6 của xã Hương Thủy, Hương Khê, Hà Tĩnh), những thanh niên mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ đang tiên phong đi đầu trong phát triển các mô hình kinh tế, đem lại nét tươi mới trên vùng quê một thời bom đạn.
Bất kỳ lúc nào, đi giữa miên man những đồi chè ở Hà Tĩnh, tôi đều có cảm giác ấy - sự cảm phục. Hàng nghìn gốc chè ngay ngắn nằm cạnh nhau, tĩnh lặng giữa núi đồi nhưng ẩn sâu trong đó là biết bao câu chuyện của sự tìm tòi, đổi thay trong tư duy và hành động. Đó là sự cần mẫn, niềm say mê, tình yêu với cây chè, là trách nhiệm đối với người tiêu dùng của người nông dân, người kỹ sư và cả những doanh nhân…