Ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều người dân, du khách tìm mua các món đặc sản Hà Tĩnh như kẹo cu đơ, bưởi Phúc Trạch, cà muối… để tặng bạn bè, người thân.
Từ 21h đêm trở đi, rất đông người dân, du khách tập trung tại bờ biển Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngóng những chiếc thuyền thúng để mua mực nháy được bán theo "mớ". Dù không cân đong nhưng loại đặc sản này luôn "cháy hàng".
Về với xã Cẩm Lạc (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng đặc sản gà đồi nướng chuẩn vị quê nhà.
Vị ngọt, béo của cá sông Lam kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng do anh Võ Công Niên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chế biến đã tạo nên hương vị rất hấp dẫn, khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.
Hơn 30 năm qua, hàng bánh mướt tráng tay trên bếp củi của bà Phạm Thị Hạnh (hay còn gọi là bà Hạnh Sim, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) vẫn luôn quyến rũ thực khách bởi bánh mướt dẻo, thơm, mềm mượt, quấn bên ngoài chiếc ram nóng hổi giòn rụm.
Cá tràu kho “queo” của làng Yên (thôn Yên Bình, xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ nổi tiếng là một món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn độc đáo ở quy trình chế biến.
Với niềm đam mê nối nghiệp từ nghề truyền thống của gia đình, anh Nguyễn Đức Độ (SN 1979) đã xây dựng được cơ sở sản xuất giò chả lớn nhất và đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Tích cực vận động, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm ẩm thực quảng bá tại các hội chợ, diễn đàn du lịch khắp cả nước, Trung tâm Quảng bá, xúc tiến văn hóa - du lịch (Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh) đã và đang đưa ẩm thực quê hương đến gần hơn với bạn bè trong nước và thế giới.
Trên mọi miền quê Hà Tĩnh, từ rừng núi đến trung du, đồng bằng và vùng biển, đâu cũng có những đặc sản mang đậm phong vị quê hương xứ sở. Qua bao tháng năm cần cù sáng tạo, người Hà Tĩnh đã chắt lọc những quà tặng của thiên nhiên, tạo thành những món đặc sản gây thương nhớ cho người xa kẻ gần.
Giảng dạy chuyên ngành văn hóa du lịch, trực tiếp làm đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn, anh Trần Văn Hoàng (SN 1987) được thỏa mãn niềm đam mê với ẩm thực và luôn khao khát nâng tầm ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Sau 2 năm gần như bị “đóng băng” vì đại dịch COVID-19, ngày 24/4, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) sẽ khai trương mùa du lịch biển năm 2022 trong bối cảnh thích ứng, an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Tất cả đã sẵn sàng để Lộc Hà hướng tới một mùa du lịch biển sôi động.
Sứa lá dung Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa dùng. Vì thế, ngay sau tết Nguyên đán, cả trăm hộ dân địa phương đã dồn nhân lực, tập trung khai thác, chế biến sứa biển.
Cùng với du lịch nghỉ dưỡng, khám phá, trải nghiệm thì thưởng thức ẩm thực cũng là một nhu cầu tất yếu của du khách. Đây cũng là mục tiêu mà du lịch Hà Tĩnh đang hướng tới.
Đam mê với món ngon của quê hương, anh Nguyễn Hữu Duẩn (SN 1992, trú thôn Yên Nghĩa, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã chọn nghề làm giò chả để lập nghiệp và phát triển món ngon của quê hương.
Với cách biến tấu mới lạ, hấp dẫn, giờ đây thực khách có thể tự nhúng những miếng thịt dê núi Hương Sơn cùng các nguyên liệu vào tô phở bát đá đang sôi sùng sục ngay tại TP Hà Tĩnh.
Gỏi cá trích Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) mộc mạc, dân dã. Từng nguyên liệu chẳng có gì đặc sắc nhưng khi kết hợp cùng nhau thì tạo nên vị thơm ngon đặc trưng bởi cách chế biến rất độc đáo khiến ai thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên…
Được chế biến từ thịt cá tươi kết hợp với các gia vị đặc trưng, món gỏi cá trích của người dân miền biển Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến thực khách nhớ mãi...
Bên bờ sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có ngôi làng đặc biệt, hàng trăm năm nay gắn liền với... hến. Về đây, tiếng bước chân bì bõm đan xen với những câu tán gẫu, động viên nhau làm việc tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi...
Gỏi cá đục với vị ngon “khó cưỡng” từ thịt cá hòa quyện với gia vị được tẩm ướp kỹ lưỡng đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của ẩm thực biển Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Từ những nguyên liệu được sản xuất trên địa bàn, hội thi ẩm thực hướng đến sản phẩm OCOP TP Hà Tĩnh đưa đến cho khách tham quan những món ăn tinh tế, hấp dẫn.
Với nguyên liệu dễ kiếm, cách chế biến không quá cầu kỳ, món chẻo ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã trở thành món ngon khó cưỡng với nhiều người.
Bún Đức Thọ là một thương hiệu nổi tiếng của Hà Tĩnh được nhiều người ưa dùng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều nhà hàng, quán ăn, khách sạn đóng cửa khiến đầu ra sản phẩm gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất bún ở Đức Thọ vẫn nỗ lực duy trì sản xuất.
Chia sẻ với PV Báo Hà Tĩnh, bà Nguyễn Thị Tập (SN 1950, tổ dân phố 3, phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh) cho biết, để tạo ra thứ hương vị đặc trưng thì phải tâm huyết từ khâu chọn nguyên liệu đến lúc cho ra lò món bánh nóng hổi, thơm ngon...
Trong hồi ức tuổi thơ của bao người con Kỳ Anh (Hà Tĩnh), món bánh mang cái tên dân dã - bánh rán bà Tập gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ, để rồi đi suốt cuộc đời ai cũng rưng rưng nỗi nhớ.
Đó là câu nói của những vị khách khi được thưởng thức món bánh mật độc đáo này. Nức tiếng gần xa với hương vị đậm đà, thơm ngon, bánh mật miền biển Nhượng (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu của những con người nơi đây.
Với niềm đam mê ẩm thực Thái Lan và mong muốn tạo việc làm cho lao động Việt Nam ở Thái khi về nước, Nguyễn Tiến Dũng (SN 1993 tại Mỹ Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng bạn xây dựng chuỗi nhà hàng chuyên kinh doanh ẩm thực Thái Lan tại Việt Nam.
“Xa gần qua trạm Voi ta, bánh tày thơm dẻo cây đa hữu tình…”, vài câu thơ xưa gợi nhắc lại hương vị món bánh đậm vị ân tình con người xứ Nghệ. Xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là một trong những nơi hiếm hoi vẫn còn lưu giữ cách làm bánh tày truyền thống - bánh tày xứ Voi nức tiếng gần xa…