Sau 2 ngày ảnh hưởng bởi mưa lớn, một số khu vực trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xuất hiện sạt lở. Chính quyền địa phương đã triển khai những biện pháp bước đầu nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục có mưa lớn khiến nhiều tuyến đường, cầu cống bị ngập cục bộ; nhiều cơ sở giáo dục phải cho học sinh nghỉ học.
Mưa lũ phức tạp ở Hà Tĩnh đã khiến 2 người tử vong, 1 người mất tích. Mưa lớn kéo dài cũng khiến tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, khó lường.
Trước tình trạng đường Hồ Chí Minh qua xã Phúc Đồng và quốc lộ 15 đoạn qua xã Hà Linh (Hương Khê, Hà Tĩnh) ngập sâu, ngành chức năng đã dựng biển báo hạn chế phương tiện qua lại.
Mưa lớn vừa qua ở Hà Tĩnh đã khiến một số địa bàn ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Các địa phương, đơn vị đang tập trung triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả.
Mưa lớn dồn dập đã khiến một số cây cầu, tuyến đường giao thông trên địa bàn Hương Khê, Hương Sơn, Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị ngập, sạt lở.
Mưa lớn dồn dập trong những ngày qua đã khiến nhiều khu vực ở Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị chia cắt, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn bị ngập nặng.
Trước dự báo Hà Tĩnh có đợt mưa lớn từ ngày 17 - 21/10, từ 9h sáng nay (16/10), Nhà máy Thủy điện Hố Hô sẽ điều tiết nước để hạ dần mực nước trong lòng hồ với lưu lượng từ 100 - 300 m3/s.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn vừa thay mặt BTV Tỉnh ủy ký công điện khẩn yêu cầu các địa phương, ngành chức năng triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong điều kiện mưa lũ, sáng 16/10, sẽ có 33 trường học với gần 10 ngàn học sinh ở 2 huyện miền núi Hương Sơn và Hương Khê (Hà Tĩnh) phải nghỉ học.
Đã 1 tuần kể từ khi mưa lũ đi qua, cuộc sống người dân vùng lũ Hà Tĩnh đã bớt bộn bề hơn chút ít. Bà con bắt đầu tính toán gầy dựng lại đàn gà, tìm kiếm thêm thức ăn xanh cho trâu bò, sửa sang lại vườn tược, khôi phục sản xuất...
Trong mưa lũ, những con đường ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) chìm ngập trong biển nước, bùn đất lầy lội. Tới khi nắng lên, các con đường này lại phủ bụi trắng xóa, bay mịt mù khiến học sinh gặp nhiều khó khăn khi tới trường ngày khai giảng năm học mới.
Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông... trên địa bàn huyện miền múi Hương Khê (Hà Tĩnh) bị hư hỏng nặng nề. Đặc biệt, cầu dân sinh ở thôn 12, xã Hương Lâm đã bị nước lũ cuốn "bay", nhiều hộ dân bị chia cắt.
Chuyển dạ trong khi nước lũ lên cao, các sản phụ ở Hà Tĩnh được chính quyền địa phương hỗ trợ vượt dòng nước lớn đưa tới bệnh viện. Tới nay, 3 trong 4 sản phụ đã "mẹ tròn con vuông", sản phụ còn lại đang chờ sinh.
Theo Văn phòng Thường trực BCH Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh, đến sáng nay (5/9), trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mưa lũ, có 29 xã ngập lụt, nhiều công trình hạ tầng bị hư hại.
Hà Tĩnh là một trong hai tỉnh có lượng mưa lớn nhất miền Trung. Lũ trên các sông vẫn còn cao, tình trạng ngập lụt sâu và diện rộng vẫn diễn ra. Cần đề phòng lũ quét ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang...
Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh vừa cho biết, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với tâm vùng thấp trên Biển Đông nên hôm nay (5/9), khu vực Hà Tĩnh tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 100 - 200mm.
Các trường học ở 4 địa bàn: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, thành phố Hà Tĩnh và 2 trường mầm non ở huyện Đức Thọ sẽ dừng việc tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 5/9.
Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân khi nước lũ dâng cao, đầu giờ chiều nay (4/9), Điện lực Hương Khê (Hà Tĩnh) đã cắt điện tại một số vị trí của đường dây trung thế cấp điện cho các xã: Hương Thủy, Hương Giang, Gia Phố và trạm biến áp tại xã Phúc Đồng.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn vừa thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh ký ban hành công điện khẩn chỉ đạo các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Sáng nay (4/9), Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đã đi kiểm tra tình hình mưa lũ trên địa bàn Hương Khê và trực tiếp vào "rốn lũ" để thăm hỏi, động viên bà con đang căng mình ứng phó với ngập lụt.
Ông Ngô Đức Hợi - Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh vừa cho biết, liên quan 9 người dân tộc Chứt (bản Rào Tre, xã Hương Liên, Hương Khê) vào rừng lấy lá nón từ ngày 2/9, đến chiều qua có 1 người dân đã về (anh Hồ Văn Cương), số còn lại đang trú ẩn an toàn tại các lán trại trên núi.
Mưa lớn nhiều ngày nên đến tối 3/9, các tuyến đường ở 6 xã trên địa bàn huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập sâu, cô lập hoàn toàn với bên ngoài.