Giải đấu nhằm khuyến khích phong trào tập luyện, phát triển môn bóng chuyền ở Hương Khê (Hà Tĩnh), góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thể thao lành mạnh.
Với ưu điểm trái giòn ngon, thơm ngọt, có nhiều công dụng đối với sức khỏe, ổi lê Đài Loan được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt nhu cầu thị trường, các nhà vườn trồng ổi ở Nam Hương (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng phục vụ Tết.
7 cán bộ, công chức (CBCC) đã làm hồ sơ xin nghỉ việc; 23 CBCC khác cũng bày tỏ nguyện vọng muốn được nghỉ việc. Đây là kết quả bước đầu huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đạt được trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức thực hiện chủ trương sáp nhập xã.
Kết quả dự án KH&CN “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm chim yến" tại xã Nam Hương (huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) cho thấy, trọng lượng trung bình của tổ yến thu được tại mô hình dao động từ 10 - 12g, trong khi đó, trọng lượng trung bình tổ yến thu được ở các tỉnh phía Nam chỉ từ 7 - 10g.
Xuất phát từ một xã miền núi đặc biệt khó khăn, đời sống người dân còn thấp, xã Nam Hương (huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã vận động người dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, trồng rừng và khai thác rừng sang phát triển kinh tế vườn đồi mang lại hiệu quả cao.
Chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, trồng rừng và khai thác rừng sang phát triển kinh tế vườn đồi, nông dân xã Nam Hương (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang trở thành những ông chủ vườn có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Hướng tới những lợi ích lâu dài mang tầm chiến lược, phù hợp với trình độ quản lý thời hiện đại, người dân các xã thuộc diện sáp nhập ở Hà Tĩnh đã đồng tình chủ trương sáp nhập xã (kết quả cử tri bỏ phiếu đạt trên 90%). Kết quả ấy phản ánh lòng dân thuận theo ý Đảng.
Chim yến vốn chỉ có thói quen sinh sống, làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc những hang, động ven biển. Thế nhưng, ở Hà Tĩnh, một thanh niên đã mạnh dạn đầu tư gần 1,5 tỷ đồng làm nhà nuôi chim yến trên núi và đang dụ thành công hàng nghìn con chim yến về sinh sống.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 11/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đợt III năm 2018; trích 45,5 tỷ đồng thưởng các xã đạt chuẩn.
Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, năm 2018, Hà Tĩnh có thêm 45 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 158 xã (chiếm 68,9% tổng số xã toàn tỉnh); huyện Nghi Xuân đạt chuẩn NTM trước thời hạn.
Hình ảnh các chiến sỹ lực lượng vũ trang Hà Tĩnh cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với bà con nhân dân trong phong trào xây dựng NTM đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân và cấp ủy, chính quyền địa phương.
Qua thực tế tham quan xã Nam Hương (Thạch Hà), nghe chia sẻ kinh nghiệm về huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, Bí thư - Tỉnh trưởng tỉnh Khăm Muộn (Lào) Ô Đay Su Đa Phon đánh giá cao sự sáng tạo của Hà Tĩnh, xem đây là bài học kinh nghiệm quý để địa phương triển khai trong thời gian tới.
Những kinh nghiệm về huy động nguồn lực, tuyên truyền tạo sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM, là bài học quý để tỉnh Khăm Muộn học tập, triển khai trong thời gian tới - Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Khăm Muộn Ô Đay Su Đa Phon khẳng định.
Ủy ban MTTQ tỉnh và Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh vừa có cuộc kiểm tra, thẩm định tiêu chí số 20 về xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu và lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân về xây dựng NTM tại xã Nam Hương, huyện Thạch Hà.
Không chỉ luôn sôi nổi, rạng rỡ, chị còn là người hoạt bát, đầy trách nhiệm đối với công việc, đó là chị Trần Thị Thu Trang - công chức tư pháp - hộ tịch xã Nam Hương (Thạch Hà - Hà Tĩnh). .
“Không tinh gọn đội ngũ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy cơ sở thì rất khó thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) - nơi tập trung tất cả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương” - đó là đúc kết đầy tâm huyết của nhiều xã ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang phấn đấu đưa 8 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt NTM kiểu mẫu, không còn xã dưới 12 tiêu chí, có ít nhất 20 thôn đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu vào cuối năm nay.
Đầu tư nâng cấp, sửa chữa hệ thống hồ đập trước mùa mưa bão là điểm nhấn trong “kịch bản” phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh.
Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng lão nông Nguyễn Trọng Khả (80 tuổi, thôn Hòa Bình, xã Nam Hương, huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) vẫn say mê lao động, yêu thích công việc làm đẹp cho gia đình, làng xã trong khu vườn rộng gần 8.000m2.
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, cán bộ và nhân dân xã Nam Hương (huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã và đang chung sức, đồng lòng triển khai khối lượng công việc cụ thể theo khung kế hoạch, quyết tâm “cán đích” NTM trong năm 2018.
Ban Văn hóa - Xã hội, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh Hà Tĩnh) vừa tổ chức khảo sát thực tế và làm việc với UBND huyện Thạch Hà về kết quả thực hiện dự án bảo vệ môi trường khu vực thượng nguồn và ven hồ Bộc Nguyên. Cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y.
VNPT Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Nam Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vừa tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho anh Nguyễn Đồng Nghĩa ở thôn Lâm Hưng, xã Nam Hương.
Thành quả từ những ngày vất vả chăm sóc khu vườn của hai vợ chồng ông Lê Minh Lộc ở Nam Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã được đền đáp xứng đáng bằng giải A trong Cuộc thi Khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu toàn tỉnh.
Là xã nghèo miền núi của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) thu ngân sách hàng năm chỉ đạt khoảng 100 triệu đồng, năm 2017, một số hộ nghèo trong xã vẫn còn được thụ hưởng chính sách 135. Thế nhưng, nhân dân xã Nam Hương đang đồng lòng phấn đấu về đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2018.
Việc người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh châm lửa đốt vỏ keo, tràm trên các tuyến đường gần bìa rừng rồi tự ý bỏ đi gây nguy cơ cháy rừng cao, nhất là thời điểm nắng nóng như hiện nay.