Toàn tỉnh Quảng Bình có 32.767 nhà dân bị ngập nặng, trong đó tập trung ở huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới; mưa lũ khiến một người chết và một người mất tích.
Mưa lớn dồn dập trong thời gian ngắn đã gây ra tình trạng ngập lụt, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh. Tình hình mưa lũ phức tạp khiến 1 người tử vong, 1 người mất tích, 1 học sinh bị thương.
Hiện tại, nước lũ từ sông La và sông Cả vẫn tiếp tục đổ về, 4/5 xã ngoài đê của huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) gần như bị chia cắt hoàn toàn, nhiều hộ dân bị nước lũ ngập vào nhà từ 0,5 -1,2m.
Từ trưa 17/10, hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác ở Hà Tĩnh đã nâng mức xả tràn để ứng phó với mưa lớn. Mưa lớn cũng khiến một số tuyến đường giao thông tại các xã hạ du hồ đập bị sạt lở, ngập nước.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ngập sâu trong nước, đặc biệt là tuyến QL 1A đoạn qua xã Xuân Lam bị ngập trên 50 cm.
Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng tại chuyến đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ, lụt ở TP Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà.
Mưa lớn nhiều ngày khiến giao thông bị chia cắt, các vùng trồng rau bị thiệt hại nặng nên nguồn cung rau xanh cho thị trường Hà Tĩnh thiếu hụt, giá tăng chóng mặt.
Sau hàng năm khảo sát, Dự án kè chống sạt lở bờ tả sông Trí (đoạn qua thôn Hiệu Châu, xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) mới được triển khai thi công nên mùa mưa lũ này, hàng chục hộ dân ở đây tiếp tục nơm nớp nỗi lo triều cường, ngập mặn.
Ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh vừa cho biết, do ảnh hưởng của đới gió Đông trên cao hoạt động mạnh nên trong đêm qua và sáng nay (7/10), khu vực Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Mưa lớn kết hợp với xả lũ khiến một số vùng hạ du các hồ Kẻ Gỗ, Thượng Tuy, Sông Rác ở Cẩm Xuyên tiếp tục ngập lụt. Chính quyền và người dân nơi đây đã chủ động ứng phó với đợt mưa lũ mới này.