Thời gian gần đây, ngư dân Hà Tĩnh đã phát triển một số loại hình khai thác thủy sản ít gây hại đến ngư trường, đem lại nguồn thu nhập khá và ổn định cho ngư dân.
Khi bình minh ló rạng nơi cửa biển, ấy là lúc những chuyến tàu tôm cá đầy ắp trở về. Đằng sau những chuyến tàu ấy là câu chuyện đời, chuyện nghề và ước vọng về tương lai của ngư dân Hà Tĩnh.
Vượt qua nhiều sóng gió, với bản lĩnh và khát vọng mở đường lớn cho sản phẩm truyền thống vươn xa, 5 nữ giám đốc HTX ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã xây dựng thành công 7 sản phẩm chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh.
Mong muốn nghề cổ truyền của quê hương được duy trì và phát triển, hai chị em Đậu Thị Hoài (SN 1987), Đậu Thị Yến (SN 1989) cùng ở xã Thạch Hải (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn thành lập hợp tác xã với lĩnh vực chính là sản xuất nước mắm.
Khi thủy triều bắt đầu rút xuống cũng là lúc người dân địa phương ở các xã Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) mang theo búa, đục, rổ đựng đi dọc theo tuyến đê, kè, bãi đá gần chân cầu Cửa Nhượng để khai thác hàu - một loài hải sản bổ dưỡng, được nhiều người ưa thích.
Đối với nghề mưu sinh trên biển, ngoài phương tiện, các bạn thuyền có vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định thành công của mỗi chuyến ra khơi. Tuy nhiên, tại các vùng biển của Hà Tĩnh hiện nay, tình trạng thiếu hụt lao động nghề biển đang diễn ra khá phổ biến.
Tỷ lệ lao động nghề biển trên 45 tuổi chiếm tới 60% cùng với những hạn chế về kỹ thuật đánh bắt và tâm lý “ngại” đầu tư đã khiến cho sản lượng khai thác thủy hải sản của vùng cửa biển Thạch Kim (Lộc Hà – Hà Tĩnh) sụt giảm.
Nghề chế biến thủy sản đang từng bước lấy lại đà phát triển ở Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Nhờ đó, ngư dân địa phương có thị trường tiêu thụ tại chỗ, thêm nhiều lao động có việc làm.
Sau hơn 1 năm thả nuôi bằng kỹ thuật làm giàn treo dọc theo triền sông Quèn (xã Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), đến nay, mô hình vẹm xanh của ông Lê Văn Phục phát triển rất tốt, hứa hẹn một mùa bội thu.
Sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường, bức tranh sản xuất nghề biển ở Hà Tĩnh dần tươi sáng trở lại, nhất là trong vụ cá bắc. Liên tục ở cảng cá Kỳ Ninh, Thạch Kim, Xuân Hội... hình ảnh những con tàu trở về với khoang thuyền đầy ắp hải sản đã nhân lên niềm vui, sự tin tưởng của ngư dân trong những ngôi làng bên chân sóng.
Buộc mình vào những niềm đau, nỗi lo cùng sóng gió, thăng trầm của biển, những người vợ của ngư dân đã thầm lặng xoa dịu, hàn gắn bao “vết thương”. Trọn tình yêu biển cả, dẫu vất vả, lo toan, người phụ nữ nơi đây luôn giữ gìn niềm hạnh phúc giản dị là những buổi bình minh hay hoàng hôn được dõi mắt phía khơi xa, chờ đón những chuyến tàu đầy ắp cá, tôm...
Sau nhiều tháng chờ đợi, Bộ Y tế kết luận các loại hải sản tầng nổi và vùng đầm nuôi 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn đang thắp lên hy vọng hồi sinh nghề biển của các địa phương nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.