Trong số 10 nghệ nhân Hà Tĩnh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định phong tặng danh hiệu lần này có 2 người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND) và 8 người là Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT).
Hơn 30 năm “bén duyên” với phong trào văn nghệ quần chúng, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Trọng Tuấn (SN 1968) ở xã Xuân Giang (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét, góp phần giữ gìn và phát triển dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.
10 năm “về cùng một nhà”, vợ chồng thầy cô giáo Song Toàn - Thu Trang đã hết sức tâm huyết phát triển phong trào dân ca ví, giặm trong trường học cũng như ở CLB Dân ca ví, giặm xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Không chỉ tham gia biểu diễn, truyền dạy, nhiều nghệ nhân ở Hà Tĩnh cũng rất tích cực trong việc biên soạn lời mới cho các làn điệu dân ca ví, giặm. Từ hoạt động sáng tác đó, hiệu quả của việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca ví, giặm càng được nâng cao.
Với sự năng nổ, nhiệt huyết, cô Phan Thị Thùy Diễm (SN 1986) - giáo viên Tổng phụ trách đội Trường THCS Thành Mỹ (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động Đoàn, Đội và việc bảo tồn, phát huy các giá trị dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh.
Được Nghi Xuân (Hà Tĩnh) mời về theo diện thu hút nhân tài nhằm đưa dân ca vào trường học, cô Phan Thị Thùy Diễm đã có nhiều đóng góp cho phong trào này. Những nỗ lực của cô tổng phụ trách đội đã được đền đáp khi năm 2018, cô Diễm được vinh danh nghệ nhân dân gian.
Tuổi ngoài ngũ tuần, giọng hát dân ca của o Duyễn (xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) càng đằm thắm. Không còn quá bận rộn với các cuộc biểu diễn, o Duyễn làm Chủ nhiệm CLB Dân ca ví, giặm của xã và đi dạy hát cho học sinh các trường học trên địa bàn.
Trong những năm qua, nhờ làm tốt chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu lao động (XKLĐ) nên đời sống bà con nhân dân vùng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) ngày một nâng lên, bộ mặt làng quê “thay da đổi thịt”.