Bằng tình yêu, trách nhiệm với di sản văn hóa quê hương, cô Tô Thị Nguyệt (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã mang các làn điệu dân ca ví, giặm đến với nhiều sân khấu lớn nhỏ.
Được tắm mình trong những làn điệu dân ca ví, giặm từ câu hát của bà, của mẹ nên tình yêu với điệu ví, câu hò luôn cháy bỏng trong nhiều nghệ nhân trẻ Nghệ An và Hà Tĩnh. Với họ, được góp sức để gìn giữ làn điệu dân ca ví, giặm của quê hương là một sứ mệnh đặc biệt.
Tình yêu với câu hát ngàn đời của quê hương được trao truyền, gìn giữ qua 4 thế hệ để cùng nhau phát huy giá trị di sản văn hóa của quê hương, đó là gia đình Nghệ nhân ưu tú Phạm Thế Nhuần và Nghệ nhân nhân dân Vũ Thị Thanh Minh ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh).
Trong số 10 nghệ nhân Hà Tĩnh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định phong tặng danh hiệu lần này có 2 người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND) và 8 người là Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT).
Trong hương sắc mùa xuân đang ngập tràn, những câu hát càng thêm rộn ràng ngôi nhà của nghệ nhân dân gian Lê Quyết Diễn (ở xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Bằng tâm huyết của mình, anh luôn khao khát bảo tồn và chắp cánh để giá trị của di sản dân ca ví, giặm tiếp tục bay xa.
Là loại hình diễn xướng văn nghệ dân gian bắt nguồn từ đời sống lao động của người dân, sau khi được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, “kho báu” ví, giặm tiếp tục được gìn giữ, tỏa sáng. Dù dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, nhưng những câu hát vẫn vang lên trên khắp dải đất Hà Tĩnh yêu dấu.
Gia đình ông Trần Văn Hoàng ở xã Yên Hồ (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) là gia đình điển hình trao truyền dân ca ví, giặm tại địa phương. Gia đình ông trở thành niềm cảm hứng, lan tỏa nét đẹp dân ca ví, giặm cho thế hệ trẻ.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về ca trù nên cụ Hà Thị Lý - trú tại thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là “kho tư liệu sống” để các thế hệ nghệ nhân ca trù ở địa phương tìm đến.
Không chỉ tham gia biểu diễn, truyền dạy, nhiều nghệ nhân ở Hà Tĩnh cũng rất tích cực trong việc biên soạn lời mới cho các làn điệu dân ca ví, giặm. Từ hoạt động sáng tác đó, hiệu quả của việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca ví, giặm càng được nâng cao.
Trân trọng và đam mê với trò Kiều, 3 cụ ông Hồ Xuân Mạnh (80 tuổi),Trần Đức Công (70 tuổi), Hồ Sỹ Quả (61 tuổi) ở xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà - Hà Tĩnh) đang bền bỉ trao truyền lại cho thế hệ sau loại hình diễn xướng dân gian đặc biệt này.
Là cán bộ công tác trong ngành đường sắt về hưu nhưng ông Nguyễn Văn Tam (70 tuổi, thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) lại mang nặng duyên nợ với dân ca ví, giặm. Ông đã sưu tầm, sáng tác hàng trăm làn điệu dân ca và trao truyền cho thế hệ trẻ.
Tối 9/10, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) tổ chức lễ ra mắt CLB Trò Kiều xã Hồng Lộc. Đây là CLB đầu tiên thực hiện hình thức diễn xướng độc đáo này được thành lập trên địa bàn huyện.
Với lòng say mê và những tình cảm đặc biệt dành cho trò Kiều, vợ chồng nghệ nhân dân gian Nguyễn Mậu (72 tuổi, thôn An Mỹ, Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và nghệ nhân ưu tú Trần Thị Phượng (66 tuổi) vẫn dành bao tâm huyết giữ và truyền “lửa” trò Kiều cho thế hệ con cháu.
Hà Tĩnh vừa có thêm 8 nghệ nhân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng các danh hiệu cao quý, trong đó có 1 nghệ nhân nhân dân và 7 nghệ nhân ưu tú.
Vóc dáng thanh mảnh, gương mặt sáng, Trần Văn Sang (Đức Thọ - Hà Tĩnh) gây ấn tượng với người đối diện là một chàng trai trẻ hiền lành, ấm áp. Anh vừa được nhận bằng chứng nhận nghệ nhân dân gian cho những đóng góp của mình với dân ca Nghệ Tĩnh.
Chi hội Văn nghệ dân gian Hà Tĩnh vừa trao bằng chứng nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian và kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn nghệ dân gian" đợt IV ( 2017 – 2018) cho những người có thành tích xuất sắc trong việc bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và các loại hình diễn xướng dân gian ở Hà Tĩnh.
Lặng lẽ, miệt mài dâng cho đời, cho người những sản phẩm âm nhạc tha thiết, nặng nghĩa tình quê hương, nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Khởi (SN 1972, ở xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) như con tằm cần mẫn nhả những sợi tơ vàng óng.