Có nguồn nước sạch đảm bảo để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày thay thế nguồn nước sông ô nhiễm là niềm mong mỏi của nhiều người dân ở Can Lộc (Hà Tĩnh).
Cứ vào tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, những người thợ khoan giếng lại tất bật công việc của mình. Với sự đầu tư máy móc hiện đại, trong vòng 24h, mỗi tốp thợ 5 người có thể hoàn thiện 2-3 chiếc giếng khoan.
Nắng hạn kéo dài, các hồ nước cạn kiệt cũng là lúc những người thợ khoan giếng ở Hà Tĩnh vào mùa cao điểm. Dù vất vả nhưng mỗi khi khoan giếng thành công, nhìn dòng nước phun lên mặt đất thì tất thảy thợ lẫn chủ nhà đều hòa chung niềm vui sướng.
Nắng nóng kéo dài đã khiến mực nước của nhiều hồ chứa, đập dâng trên địa bàn Hà Tĩnh xuống thấp, tác động xấu đến hoạt động tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp.
Dự án nước sạch cho một số xã thuộc huyện Lộc Hà, Can Lộc (Hà Tĩnh) được triển khai từ năm 2020. Thế nhưng, đến thời điểm này, dự án không đảm bảo tiến độ và điều này cũng đồng nghĩa rằng việc đưa nguồn nước phục vụ cho người dân sẽ bị chậm trễ.
Các cánh đồng ở Hà Tĩnh được cấp thêm lượng nước tương đối lớn và đang trở nên “dịu mát” nhờ những đợt mưa những ngày qua. Bà con nông dân đang tích cực chăm sóc, chuẩn bị cho lúa vào giai đoạn làm đòng.
Nắng nóng kéo dài làm nhiều đồng lúa hè thu ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) khô khốc, nứt nẻ. Để tiếp nước dưỡng lúa đang kỳ đẻ nhánh rộ, địa phương đã kích hoạt hệ thống bơm tưới về tận chân ruộng.
Sau sự cố tại 2 nhà máy nước sạch ở Hương Quang và Hương Điền, huyện Vũ Quang (Báo Hà Tĩnh đã phản ánh), chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã tập trung xử lý. Đến thời điểm này, tình hình đã cơ bản được khắc phục, người dân đã có nước sạch để dùng...
Sáng 25/6, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp nghe kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; soát xét một số nội dung chuẩn bị kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới về lĩnh vực TN&MT.
Mặc dù đang “khát” nước sạch nhưng hiện nay người dân xã TĐC Hương Quang (Vũ Quang - Hà Tĩnh) đã tạm ngừng dùng nước máy, chuyển sang nước giếng khoan hoặc nước lấy từ các dòng suối để phục vụ sinh hoạt, ăn uống.
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh vừa trao hỗ trợ 10 tấn phèn chua và 1.000 viên Aquasure cho người dân 7 huyện (Thạch Hà, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Hương Sơn) để xử lý nguồn nước uống ô nhiễm sau lũ.
Chiều 5/10, Đoàn giám sát đánh giá giữa kỳ “Dự án quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biển đổi khí hậu tại Hà Tĩnh” bắt đầu chuyến công tác tại Hà Tĩnh bằng buổi làm việc với Ban điều phối dự án SRDP-IWMC (PCU).