Núi Hồng - Sông La

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Là vùng đất có lịch sử lâu đời, hội tụ tinh hoa văn hóa của nhiều vùng miền, TP Hà Tĩnh hôm nay trong đích đến của một thành phố hiện đại, năng động vẫn chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Video: TP Hà Tĩnh qua góc máy flycam. Thực hiện: Huy Tùng

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen
Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Lễ hội xuân Văn Miếu tại TP Hà Tĩnh vừa diễn ra với quy mô lớn gồm chuỗi các hoạt động vừa trang trọng, tôn nghiêm, đặc sắc, lý thú đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn người dân trên địa bàn. Trong tiết trời mùa xuân ấm áp, với tấm lòng thành kính hướng về các vị tiền nhân có công khai sáng và phát triển đạo học của nước nhà, Nhân dân các phường xã trên địa bàn và đoàn lãnh đạo tỉnh, thành phố đã dâng lễ, cúng tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, sự nghiệp giáo dục phát triển.

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Lễ hội xuân Văn Miếu năm 2023 tại Di tích Văn Miếu Hà Tĩnh. Ảnh: Ngọc Loan

Phần hội cũng diễn ra với nhiều hoạt động thu hút đông đảo Nhân dân như: hội sách, hội thi viết thư pháp, đêm thơ nhạc “Khát vọng Thành Sen”, hội thi kéo co, đánh cờ người và nhiều trò chơi dân gian khác. Cả một vùng rộng lớn thuộc làng Hoàn, xã Đông Lỗ xưa, nay là tổ dân phố Vĩnh Hòa, phường Thạch Linh sôi động, rực rỡ bởi tiếng chuông, tiếng trống, tiếng reo hò của người dân. Nét thâm nghiêm cổ kính của các hạng mục công trình vừa được phục dựng hòa cùng màu trang phục lễ hội đủ màu sắc của người già, nam thanh nữ tú và các cháu thiếu nhi làm cho đất trời Thành Sen trở nên tươi thắm mà đậm đà hồn cốt dân tộc.

Bà Nguyễn Thị Xuân (tổ dân phố Linh Tiến, phường Thạch Linh) không giấu được cảm xúc: “Tôi đến đây để cổ vũ cho hội thi kéo co của phường. Thật là ý nghĩa khi lễ hội xuân Văn Miếu được phục hồi. Mong muốn những năm sau thành phố tiếp tục tổ chức để bà con chúng tôi lại được tham gia”.

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Toàn cảnh Văn Miếu Hà Tĩnh. Ảnh: Đình Nhất

Văn Miếu là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh được xây dựng từ năm 1833 trên khuôn viên 5.000 m2. Trước đây có lễ tế xuân, lễ tế thu và là nơi tổ chức các kỳ thi thời phong kiến. Qua nhiều biến động của lịch sử, di tích đã không còn dấu vết. Năm 2000, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Văn Miếu Hà Tĩnh với quy mô gần 1,7 ha. Công trình do UBND thành phố Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, đến nay đã hoàn thành cơ bản các hạng mục. Đây là năm thứ 2 TP Hà Tĩnh phục hồi lễ hội xuân Văn Miếu nhằm phát huy giá trị di sản, đưa giới trẻ đến gần hơn với sinh hoạt văn hóa truyền thống.

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Ngoài lễ hội xuân Văn Miếu, các vùng đất cổ Trung Tiết, Đại Nài, Đông Lỗ, Hà Hoàng xưa (nay là 15 xã, phường của TP Hà Tĩnh) còn rất nhiều lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa, các sinh hoạt của cư dân Thành Sen như: lễ hội Miếu Đôi (phường Thạch Quý); lễ hội chay của hàng thịt chợ Tỉnh (nay là chợ TP Hà Tĩnh); lễ hội tắm Phật của chùa Cảm Sơn; các lễ hội vật cù, bơi thuyền ở các xã Đông Lỗ (phường Thạch Linh), Đồng Môn, Tân Giang, lễ cầu ngư Đồng Môn… và rất nhiều lễ tế xuân, tế thành hoàng làng, tế kỳ phúc lục ngoạt tại các đình, đền, miếu, nhà thờ các dòng họ. Gần đây, thực hiện chủ trương của thành phố, nhiều xã, phường đã chủ động phục hồi các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch như lễ hội đua thuyền ở Đồng Ghè (xã Thạch Hạ), đua thuyền sông Cụt (phường Tân Giang)... Bên cạnh đó, các hoạt động mừng Chúa giáng sinh, lễ Phật Đản được tổ chức tại các nhà thờ, chùa đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của Nhân dân trên địa bàn.

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Lễ hội bắt cá truyền thống hồ Đập Lổ ở xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh). Ảnh: Nguyễn Oanh

Video: Hấp dẫn lễ hội bắt cá ở xã ven đô TP Hà Tĩnh. Thực hiện: Lê Tuấn

Nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình văn hóa tâm linh của thành phố đã được bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, thể hiện sự tri ân với các anh hùng dân tộc, những người có công với nước, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân như: Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, Khu lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh, chùa Cảm Sơn, đền Võ Miếu, Văn Miếu, nhà thờ họ Võ Tá và miếu Quan Quận (xã Thạch Hạ), nhà thờ Văn Hạnh, nhà thờ Tịnh Giang…

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Đặc sản cu đơ Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Chung

Dẫu qua bao biến thiên của đất trời và biến động của lịch sử, sông Phủ, núi Nài vẫn nguyên thế núi hình sông ở phía Nam, Hào Thành sông Cụt (phường Tân Giang) vẫn chảy trầm mặc giữa trung tâm thành phố; sông Rào Cái chảy qua Đồng Môn, sông Hộ Độ chảy qua bến đò Hạ Vàng (xã Thạch Hạ); sông Đông (phường Thạch Linh)… gắn với những trầm tích văn hóa. Trận đầu Hà Tĩnh đánh thắng không lực Hoa Kỳ trên trận địa núi Nài vào ngày 26/3/1965 mãi là ký ức khó phai mờ với người Thành Sen. Cu đơ cầu Phủ, giò lụa Thành Sen, hải sản Thạch Hạ, bánh đa nem Thạch Hưng... những đặc sản từ bàn tay lao động và tâm huyết của người làm nghề đã và sẽ là sản phẩm gây thương nhớ cho du khách. Biết bao phố - làng với những tên gọi thân thương: Trung Tiết, Phú Hàu, Tiền Bạt, Nam Ngạn, Tân Giang, Bồng Sơn, Đồng Quế, Lâm Phước Thọ, Trần Thị Hường… nay đã vươn lên thành những phố thị sầm uất, hiện đại níu chân người xa quê tìm về.

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, Khu lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh, dấu tích Hào thành, chùa Cảm Sơn. Ảnh: PV

Dù thời đại nào, người Thành Sen vẫn giữ được nét dung dị, thuần phác, hiếu học, nhân văn, nghĩa tình, tâm hồn khoáng đạt và lãng mạn. Nhiều văn nghệ sĩ sinh ra trên mảnh đất này trở thành danh họa, nhà thơ nổi tiếng như: họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, nhà văn Văn Linh, nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh, nhà thơ Quang Huy, nhà văn Nguyệt Tú, nhà thơ Cẩm Lai... Dưới chân núi Nài cũng từng ghi dấu ấn nhà thơ - dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ những ngày trí sĩ đã chọn núi Nài để làm thơ, hát ca trù. Đúng như câu thơ của nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh:

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Đền Võ Miếu, phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh). Ảnh: Huy Tùng

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Người Thành Sen tự hào vì đất quê mình từng diễn ra sự kiện vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa vào ngày 15/6/1957, Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh. Hình ảnh Người giản dị cùng bộ áo màu nâu, chân đất đứng bên hồ sen Tỉnh ủy mãi khắc sâu vào tâm trí người dân Hà Tĩnh, Thành Sen.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, biết bao người con Thành Sen đã hăng hái ra trận, nhiều người đã hóa thân vào sông núi. Đặc biệt, 3 người con gái Thành Sen xinh đẹp và anh dũng cùng mang tên họ Trần Thị Hường tạo nên hiện tượng lịch sử vô cùng đặc biệt, trở thành tượng đài bất tử trong lòng người Thành Sen, có giá trị soi sáng đến muôn sau.

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Thành phố Hà Tĩnh nhìn từ cửa ngõ phía Nam. Ảnh: Huy Tùng

Tất cả, đó là nguồn lực nội sinh, là mục tiêu và động lực cho sự phát triển của TP Hà Tĩnh. Đón bắt được nguồn lực to lớn ấy, thành phố đã xây dựng đề án phát triển văn hóa - giáo dục thành phố, xây dựng chuẩn mực người Thành Sen “Năng động, trách nhiệm, văn minh, thân thiện”. Năm 2022, để tạo bước đột phá mạnh mẽ về xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục, các địa phương, cơ quan, trường học ở thành phố đều quan tâm dành nguồn lực, chương trình, nội dung cho các hoạt động về văn hóa. Thành phố đã chi hơn 1 tỷ đồng bảo tồn và phát huy các di sản phi vật thể, tập trung vào dân ca ví, giặm… Rất nhiều xã, phường quan tâm phát triển văn hóa, giáo dục. Toàn thành phố đã có thêm 17 ngôi nhà trí tuệ, 40 nhà văn hóa mẫu, 32 tổ dân phố mẫu, 125/125 tổ dân phố đạt tổ dân phố văn hóa. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. TP Hà Tĩnh tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về số lượng học sinh giỏi khối THCS và đi đầu trong toàn tỉnh về xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Nhân lên giá trị văn hóa Thành Sen

Ông Dương Tất Thắng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh cho biết: “Thời gian tới, thành phố sẽ chú trọng phát huy những giá trị văn hóa Thành Sen trong các tầng lớp nhân dân, tạo bản sắc văn hóa riêng biệt đi đôi với giữ gìn nếp sống văn minh đô thị, phát triển các điểm đến du lịch đủ tầm thu hút khách thập phương; hoàn thành các mục tiêu của đề án phát triển văn hóa, giáo dục thành phố; tiếp tục đẩy mạnh chủ đề năm 2022 về tạo bước đột phá trong phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tốt các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và đề án nâng cao chất lượng nếp sống văn hóa văn minh đô thị, Nghị quyết 04 của BTV Thành ủy, đặc biệt trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa nhằm phát huy hết khả năng sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của Nhân dân”.

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.