Những người níu giữ “hồn tre” nơi phố thị
Ông Nguyễn Phi Thủy sống ở tổ dân phố Linh Tiến, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) năm nay 74 tuổi. Ông đã dành trọn cuộc đời của mình để gắn bó với nghề sản xuất đồ gia dụng, làm giường, chõng từ nguyên liệu bằng tre.
Ông Nguyễn Phi Thủy sống ở tổ dân phố Linh Tiến, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) năm nay 74 tuổi. Ông đã dành trọn cuộc đời của mình để gắn bó với nghề sản xuất đồ gia dụng, làm giường, chõng từ nguyên liệu bằng tre.
Ở thế kỷ trước, làng Linh Tiến chuyên sản xuất đồ dùng bằng tre, cha ông Nguyễn Phi Thủy là một trong những người thợ giỏi nhất làng. Tiếng đục, tiếng đẽo tre đã theo ông từ lúc sinh ra, lớn lên và ông trở thành người hiếm hoi giữ nghề cho đến bây giờ.
Ở thế kỷ trước, làng Linh Tiến chuyên sản xuất đồ dùng bằng tre, cha ông Nguyễn Phi Thủy là một trong những người thợ giỏi nhất làng. Tiếng đục, tiếng đẽo tre đã theo ông từ lúc sinh ra, lớn lên và ông trở thành người hiếm hoi giữ nghề cho đến bây giờ.
“Thuở nhỏ, tôi theo cha để phụ giúp làm những chi tiết nhỏ như chẻ lạt, đánh nhám... Thế rồi, cái nghề nó "ăn" sâu vào tâm thức, cứ thế học hỏi và dần nâng tay nghề lên. Năm tôi 30 - 40 tuổi, sức khỏe cha già yếu hơn nên tôi thay ông làm thợ chính. Từ cây tre, tôi làm đủ các loại đồ gia dụng: rổ, rá, giường, chõng đến những bộ tràng kỷ công phu” - ông Thủy chia sẻ.
“Thuở nhỏ, tôi theo cha để phụ giúp làm những chi tiết nhỏ như chẻ lạt, đánh nhám... Thế rồi, cái nghề nó "ăn" sâu vào tâm thức, cứ thế học hỏi và dần nâng tay nghề lên. Năm tôi 30 - 40 tuổi, sức khỏe cha già yếu hơn nên tôi thay ông làm thợ chính. Từ cây tre, tôi làm đủ các loại đồ gia dụng: rổ, rá, giường, chõng đến những bộ tràng kỷ công phu” - ông Thủy chia sẻ.
Dù bây giờ tại nơi ông ở đã trở thành phố thị sầm uất, không còn lớp lớp lũy tre để khai thác nguồn tại chỗ như trước nhưng ông vẫn dễ dàng liên hệ ở các huyện trong tỉnh như: Hương Khê, Kỳ Anh để tìm mua được loại tre thẳng, đặc ruột và ít mối mọt để chế tác.
Dù bây giờ tại nơi ông ở đã trở thành phố thị sầm uất, không còn lớp lớp lũy tre để khai thác nguồn tại chỗ như trước nhưng ông vẫn dễ dàng liên hệ ở các huyện trong tỉnh như: Hương Khê, Kỳ Anh để tìm mua được loại tre thẳng, đặc ruột và ít mối mọt để chế tác.
Vợ ông Thủy - bà Trương Thị Bính (65 tuổi) đã sát cánh kề vai, cùng chồng giữ nghề truyền thống.
Vợ ông Thủy - bà Trương Thị Bính (65 tuổi) đã sát cánh kề vai, cùng chồng giữ nghề truyền thống.
Bà là thợ phụ, chịu trách nhiệm chọn tre, phân loại và xử lý các công đoạn thô. Những cây tre chắc khỏe, suôn thẳng sẽ được chọn làm thoang - bộ phận quan trọng nhất để làm nên bộ khung của giường, chõng.
Bà là thợ phụ, chịu trách nhiệm chọn tre, phân loại và xử lý các công đoạn thô. Những cây tre chắc khỏe, suôn thẳng sẽ được chọn làm thoang - bộ phận quan trọng nhất để làm nên bộ khung của giường, chõng.
Sau khi cưa tre thành từng đoạn theo kích cỡ, bà Bính sẽ dùng dao chặt bỏ phần xù xì phía ngoài để tạo độ suôn thẳng. Công việc này khá nặng nhọc, trước đây chủ yếu do ông Thủy làm nhưng kể từ khi ông sức yếu hơn thì bà Bính làm thay.
Sau khi cưa tre thành từng đoạn theo kích cỡ, bà Bính sẽ dùng dao chặt bỏ phần xù xì phía ngoài để tạo độ suôn thẳng. Công việc này khá nặng nhọc, trước đây chủ yếu do ông Thủy làm nhưng kể từ khi ông sức yếu hơn thì bà Bính làm thay.
Nhận nguyên liệu từ tay bà, ông Thủy bắt đầu phân loại và tiến hành chẻ tre. Với kinh nghiệm hơn 40 năm, ông hiểu rõ đoạn tre nào sử dụng cho công đoạn gì, từ thoang khung, nan, đến thân nối... để tận dụng triệt để, không bỏ phí nguyên liệu.
Nhận nguyên liệu từ tay bà, ông Thủy bắt đầu phân loại và tiến hành chẻ tre. Với kinh nghiệm hơn 40 năm, ông hiểu rõ đoạn tre nào sử dụng cho công đoạn gì, từ thoang khung, nan, đến thân nối... để tận dụng triệt để, không bỏ phí nguyên liệu.
Người làm nghề sản xuất, chế tác từ tre đòi hỏi có bàn tay khéo léo và sáng tạo. Mỗi công đoạn từ đẽo, đục, chẻ, vót... đều phải chuẩn xác và tuân thủ chặt chẽ công thức riêng chỉ có ở những người thợ lành nghề.
Người làm nghề sản xuất, chế tác từ tre đòi hỏi có bàn tay khéo léo và sáng tạo. Mỗi công đoạn từ đẽo, đục, chẻ, vót... đều phải chuẩn xác và tuân thủ chặt chẽ công thức riêng chỉ có ở những người thợ lành nghề.
Dụng cụ đánh nhám tự chế này đã theo ông mấy chục năm. Dù bây giờ trên thị trường có nhiều thiết bị hỗ trợ nhưng ông vẫn "chung thủy" với nó. Ông bảo, nó như người bạn, gắn bó biết bao nhiêu sản phẩm, quan trọng hơn, lực ma sát của dụng cụ từ tre không quá sắc sẽ giữ được vẻ đẹp nguyên sơ của những sản phẩm truyền thống.
Dụng cụ đánh nhám tự chế này đã theo ông mấy chục năm. Dù bây giờ trên thị trường có nhiều thiết bị hỗ trợ nhưng ông vẫn "chung thủy" với nó. Ông bảo, nó như người bạn, gắn bó biết bao nhiêu sản phẩm, quan trọng hơn, lực ma sát của dụng cụ từ tre không quá sắc sẽ giữ được vẻ đẹp nguyên sơ của những sản phẩm truyền thống.
Sản phẩm mà ông bà làm hiện nay chủ yếu là các loại chõng nan. Bình thường, cứ mỗi ngày, ông bà sẽ hoàn thành trọn vẹn một sản phẩm. Mẫu mã cũng không có nhiều thay đổi theo thời gian, tuy nhiên loại chõng tre này vẫn luôn có thị trường tiêu thụ, hoàn thành cái nào là bán ra cái đó với giá từ 300 - 800 nghìn đồng/cái.
Sản phẩm mà ông bà làm hiện nay chủ yếu là các loại chõng nan. Bình thường, cứ mỗi ngày, ông bà sẽ hoàn thành trọn vẹn một sản phẩm. Mẫu mã cũng không có nhiều thay đổi theo thời gian, tuy nhiên loại chõng tre này vẫn luôn có thị trường tiêu thụ, hoàn thành cái nào là bán ra cái đó với giá từ 300 - 800 nghìn đồng/cái.
Mối nhân duyên của ông với tre Việt được tiếp nối khi con trai út là anh Nguyễn Phi Ánh (SN 1974) theo nghiệp của cha, ông. Tính ra, đến nay, anh Phi Ánh cũng theo nghề này được 20 năm.
Mối nhân duyên của ông với tre Việt được tiếp nối khi con trai út là anh Nguyễn Phi Ánh (SN 1974) theo nghiệp của cha, ông. Tính ra, đến nay, anh Phi Ánh cũng theo nghề này được 20 năm.
Anh Phi Ánh cũng từng thoát ly để theo đuổi những giấc mơ khác, thế nhưng, quê hương níu kéo, nghề chế tác từ nguyên liệu tre luôn đau đáu khiến anh quay trở về, tiếp nối và phát triển nghề truyền thống của gia đình.
Anh Phi Ánh cũng từng thoát ly để theo đuổi những giấc mơ khác, thế nhưng, quê hương níu kéo, nghề chế tác từ nguyên liệu tre luôn đau đáu khiến anh quay trở về, tiếp nối và phát triển nghề truyền thống của gia đình.
Bây giờ, anh đã có cơ ngơi riêng để thỏa niềm đam mê sáng tạo của mình. Bên cạnh duy trì những sản phẩm của ông và cha, anh Ánh còn cập nhật nhiều sản phẩm mới, phù hợp với thời cuộc như: bàn ghế ăn, tràng kỷ, sa - lông bằng tre... Dù vậy, mỗi khi gặp việc khó, anh vẫn thường nhờ cha mình tư vấn và truyền đạt kinh nghiệm.
Bây giờ, anh đã có cơ ngơi riêng để thỏa niềm đam mê sáng tạo của mình. Bên cạnh duy trì những sản phẩm của ông và cha, anh Ánh còn cập nhật nhiều sản phẩm mới, phù hợp với thời cuộc như: bàn ghế ăn, tràng kỷ, sa - lông bằng tre... Dù vậy, mỗi khi gặp việc khó, anh vẫn thường nhờ cha mình tư vấn và truyền đạt kinh nghiệm.
Làm việc với tre phải là người thật kiên nhẫn và cần mẫn. Nguyên liệu từ tre không giống như các loại khác, cây tre nhiều loại, nhiều kích cỡ, rồi còn dễ bị mối mọt, cong vênh... Nếu chất lượng kém là phải thay ngay, nếu không sản phẩm sẽ không giữ được độ bền và làm mất niềm tin với khách hàng.
Làm việc với tre phải là người thật kiên nhẫn và cần mẫn. Nguyên liệu từ tre không giống như các loại khác, cây tre nhiều loại, nhiều kích cỡ, rồi còn dễ bị mối mọt, cong vênh... Nếu chất lượng kém là phải thay ngay, nếu không sản phẩm sẽ không giữ được độ bền và làm mất niềm tin với khách hàng.
“Nói đến cây tre, đồ dùng, sản phẩm từ tre, người ta đều nghĩ đến những hình ảnh thân thương, quen thuộc của làng quê xưa. Vì thế, tôi chọn nghề không chỉ vì đam mê mà còn muốn lưu giữ những giá trị bình dị ấy, trở thành một góc quê giữa chốn thị thành” - anh Ánh cho biết.
“Nói đến cây tre, đồ dùng, sản phẩm từ tre, người ta đều nghĩ đến những hình ảnh thân thương, quen thuộc của làng quê xưa. Vì thế, tôi chọn nghề không chỉ vì đam mê mà còn muốn lưu giữ những giá trị bình dị ấy, trở thành một góc quê giữa chốn thị thành” - anh Ánh cho biết.
Sản phẩm nội thất, đồ gia dụng do gia đình anh làm ra rất “đắt khách” trên thị trường. Gần như anh không bao giờ hết đơn đặt hàng. Để đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ, độ bền của sản phẩm, anh Ánh sẽ sử dụng sơn PU để phủ bóng lên toàn bộ sản phẩm.
Sản phẩm nội thất, đồ gia dụng do gia đình anh làm ra rất “đắt khách” trên thị trường. Gần như anh không bao giờ hết đơn đặt hàng. Để đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ, độ bền của sản phẩm, anh Ánh sẽ sử dụng sơn PU để phủ bóng lên toàn bộ sản phẩm.
Những “đứa con tinh thần” được anh nâng niu, chăm chút cẩn thận. Sau khi phủ sơn bóng, sản phẩm sẽ được phơi dưới thời tiết nắng trong vòng 1 ngày để khô tự nhiên. Mỗi bộ sa - lông tre đầy đủ gồm 6 ghế, 1 bàn nước và 1 đôn phụ được hoàn thành trong 15 - 20 ngày (tùy vào thời tiết).
Những “đứa con tinh thần” được anh nâng niu, chăm chút cẩn thận. Sau khi phủ sơn bóng, sản phẩm sẽ được phơi dưới thời tiết nắng trong vòng 1 ngày để khô tự nhiên. Mỗi bộ sa - lông tre đầy đủ gồm 6 ghế, 1 bàn nước và 1 đôn phụ được hoàn thành trong 15 - 20 ngày (tùy vào thời tiết).
Những bộ sa - lông, tràng kỷ làm từ tre không chỉ có vẻ đẹp riêng biệt, nhắc nhớ những giá trị xưa cũ, thân thương tận sâu bên trong mỗi trái tim con người đất Việt mà đây còn là những sản phẩm tự nhiên, sinh thái, bảo vệ môi trường. Và, những người như ông Thủy, anh Ánh đang ngày ngày gìn giữ, phát huy và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ấy...
Những bộ sa - lông, tràng kỷ làm từ tre không chỉ có vẻ đẹp riêng biệt, nhắc nhớ những giá trị xưa cũ, thân thương tận sâu bên trong mỗi trái tim con người đất Việt mà đây còn là những sản phẩm tự nhiên, sinh thái, bảo vệ môi trường. Và, những người như ông Thủy, anh Ánh đang ngày ngày gìn giữ, phát huy và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ấy...