Việc làm

Những người phụ nữ mưu sinh bằng “việc của đàn ông”

Ngọc Thắng • 09:05 02/12/2021

Tốp phụ hồ chúng tôi có 6 chị em chuyên đi đổ bê tông thuê ở các công trình xây dựng trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Thiếu nhân công do thanh niên, đàn ông đi lao động ở nước ngoài nhiều nên các chủ máy trộn bê tông thuê cả phụ nữ.

Tốp phụ hồ chúng tôi có 6 chị em chuyên đi đổ bê tông thuê ở các công trình xây dựng trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Thiếu nhân công do thanh niên, đàn ông đi lao động ở nước ngoài nhiều nên các chủ máy trộn bê tông thuê cả phụ nữ.

Mỗi ngày, chúng tôi dậy từ 5h sáng, chạy xe máy đi làm. Đặt chân đến công trình, mỗi người có vài phút để mang đồ bảo hộ, ai chưa kịp ăn sáng thì nhai vội ổ bánh mỳ không.

Mỗi ngày, chúng tôi dậy từ 5h sáng, chạy xe máy đi làm. Đặt chân đến công trình, mỗi người có vài phút để mang đồ bảo hộ, ai chưa kịp ăn sáng thì nhai vội ổ bánh mỳ không.

Hôm nay, đổ mái tầng 1 căn nhà có diện tích hơn 130 m2 nên chúng tôi phải sớm bắt tay vào công việc. Mấy chị em nhanh chóng di chuyển máy trộn bê tông vào vị trí thích hợp, thuận lợi cho quá trình vận hành.

Hôm nay, đổ mái tầng 1 căn nhà có diện tích hơn 130 m2 nên chúng tôi phải sớm bắt tay vào công việc. Mấy chị em nhanh chóng di chuyển máy trộn bê tông vào vị trí thích hợp, thuận lợi cho quá trình vận hành.

Đặt máy trộn xong, nhóm chúng tôi đẩy xe rùa đi bốc xi măng. Để đổ 15 khối bê tông, chúng tôi phải vác 4 tấn rưỡi xi măng, xúc 8 khối cát và 13 khối đá dăm. Máy trộn được khởi động, tất cả vào vị trí, người xúc cát, người xúc đá, người vác xi măng.

Đặt máy trộn xong, nhóm chúng tôi đẩy xe rùa đi bốc xi măng. Để đổ 15 khối bê tông, chúng tôi phải vác 4 tấn rưỡi xi măng, xúc 8 khối cát và 13 khối đá dăm. Máy trộn được khởi động, tất cả vào vị trí, người xúc cát, người xúc đá, người vác xi măng.

Lớn tuổi và có thâm niên lâu nhất nhóm chúng tôi là bà Trần Thị Bầu (55 tuổi, trú ở xã Cổ Đạm) với 6 năm theo nghề. Cuộc sống dựa vào mấy sào ruộng không đủ ăn buộc bà Trần Thị Bầu phải làm nhiều việc, nhưng cuối cùng lại chọn nghề phụ hồ.

Lớn tuổi và có thâm niên lâu nhất nhóm chúng tôi là bà Trần Thị Bầu (55 tuổi, trú ở xã Cổ Đạm) với 6 năm theo nghề. Cuộc sống dựa vào mấy sào ruộng không đủ ăn buộc bà Trần Thị Bầu phải làm nhiều việc, nhưng cuối cùng lại chọn nghề phụ hồ.

Bà Trần Thị Bầu có nhiệm vụ xúc đá dăm lên vỏ bì xi măng, sau đó đổ vào xe rùa cho người khác vận chuyển đến chỗ máy trộn. Tay cầm chiếc xẻng, bà cúi gập người xuống, xúc liên tục đá dăm để kịp tiến độ.

Bà Trần Thị Bầu có nhiệm vụ xúc đá dăm lên vỏ bì xi măng, sau đó đổ vào xe rùa cho người khác vận chuyển đến chỗ máy trộn. Tay cầm chiếc xẻng, bà cúi gập người xuống, xúc liên tục đá dăm để kịp tiến độ.

Làm nghề phụ hồ, đau đầu, hoa mắt, toàn thân ê ẩm là chuyện thường; mệt nhất là mùa hè, trời nóng bức, không có gió, quần quật cào đá có khi đến kiệt sức. Cố gắng bám trụ để có thêm đồng tiền lo cho gia đình nhưng chắc bà Trần Thị Bầu sẽ sớm nghỉ vì sức khỏe kém rồi, không thể "ham" được nữa.

Làm nghề phụ hồ, đau đầu, hoa mắt, toàn thân ê ẩm là chuyện thường; mệt nhất là mùa hè, trời nóng bức, không có gió, quần quật cào đá có khi đến kiệt sức. Cố gắng bám trụ để có thêm đồng tiền lo cho gia đình nhưng chắc bà Trần Thị Bầu sẽ sớm nghỉ vì sức khỏe kém rồi, không thể "ham" được nữa.

Còn đây là bà Nguyễn Thị Tặn (54 tuổi, trú ở xã Cổ Đạm), có 5 năm đi đổ bê tông. Bà Tặn sống đơn thân nuôi con gái, gia cảnh rất khó khăn.

Còn đây là bà Nguyễn Thị Tặn (54 tuổi, trú ở xã Cổ Đạm), có 5 năm đi đổ bê tông. Bà Tặn sống đơn thân nuôi con gái, gia cảnh rất khó khăn.

Bà Tặn đảm nhiệm khâu vác xi măng đổ vào máy trộn. Bốc xi măng lâu ngày, đôi bàn tay bà bị xi măng ăn mòn, đêm về lại đau rát, ê ẩm.

Bà Tặn đảm nhiệm khâu vác xi măng đổ vào máy trộn. Bốc xi măng lâu ngày, đôi bàn tay bà bị xi măng ăn mòn, đêm về lại đau rát, ê ẩm.

Luôn đeo khẩu trang và quàng thêm một lớp vỏ bao xi măng bên ngoài, nhưng chỉ 30 phút sau, người bà Tặn đã trắng xóa, mặt mũi lấm lem, xi măng thường xuyên bay vào mũi.

Luôn đeo khẩu trang và quàng thêm một lớp vỏ bao xi măng bên ngoài, nhưng chỉ 30 phút sau, người bà Tặn đã trắng xóa, mặt mũi lấm lem, xi măng thường xuyên bay vào mũi.

Bà Tặn thường nói với chúng tôi: ở nông thôn lấy đâu ra việc có thu nhập hằng tháng trên 5 triệu đồng. May nhờ đi làm có tiền, bà mới lo được cho con ăn học, không để con quá thiếu thốn.

Bà Tặn thường nói với chúng tôi: ở nông thôn lấy đâu ra việc có thu nhập hằng tháng trên 5 triệu đồng. May nhờ đi làm có tiền, bà mới lo được cho con ăn học, không để con quá thiếu thốn.

Những hôm trời nắng, bà Tặn một mình bốc xi măng nhiều nên rất mệt. Thấy vậy, các chị em trong tổ lại tranh thủ chạy đến vác hộ bà Tặn ít bao.

Những hôm trời nắng, bà Tặn một mình bốc xi măng nhiều nên rất mệt. Thấy vậy, các chị em trong tổ lại tranh thủ chạy đến vác hộ bà Tặn ít bao.

Trong nhóm nữ phụ hồ, hoàn cảnh của bà Phan Thị Gái (53 tuổi, trú xã Xuân Yên) là đáng thương nhất. Bà Gái có 2 người con đều đã lập gia đình, chồng bà bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Để có tiền chữa bệnh cho chồng, bà Gái chấp nhận cực khổ đi đổ bê tông thuê.

Trong nhóm nữ phụ hồ, hoàn cảnh của bà Phan Thị Gái (53 tuổi, trú xã Xuân Yên) là đáng thương nhất. Bà Gái có 2 người con đều đã lập gia đình, chồng bà bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Để có tiền chữa bệnh cho chồng, bà Gái chấp nhận cực khổ đi đổ bê tông thuê.

Nhiệm vụ của bà Gái là xúc, đẩy xe rùa chở đá. Vì hoàn cảnh nên tuổi cao bà vẫn phải cố, chưa biết khi nào mới có thể nghỉ ngơi. Suốt 5 năm qua, gần như bà không có lấy một ngày nghỉ. Theo việc từ tờ mờ sáng đến tối mịt, về nhà, bà Gái còn phải lật đật cơm nước cho chồng.

Nhiệm vụ của bà Gái là xúc, đẩy xe rùa chở đá. Vì hoàn cảnh nên tuổi cao bà vẫn phải cố, chưa biết khi nào mới có thể nghỉ ngơi. Suốt 5 năm qua, gần như bà không có lấy một ngày nghỉ. Theo việc từ tờ mờ sáng đến tối mịt, về nhà, bà Gái còn phải lật đật cơm nước cho chồng.

Nghề đổ bê tông về mùa nắng chẳng khác nào cực hình. Chị em quần quật làm không nghỉ tay, có khi thở không ra hơi nữa.

Nghề đổ bê tông về mùa nắng chẳng khác nào cực hình. Chị em quần quật làm không nghỉ tay, có khi thở không ra hơi nữa.

Những lúc mệt quá, chúng tôi chỉ được phép ngồi bệt xuống đống đá mấy phút để lấy sức, xong tất cả phải đứng dậy để tiếp tục công việc của mình, bởi chậm thêm một chút là sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

Những lúc mệt quá, chúng tôi chỉ được phép ngồi bệt xuống đống đá mấy phút để lấy sức, xong tất cả phải đứng dậy để tiếp tục công việc của mình, bởi chậm thêm một chút là sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

Trung bình mỗi buổi, chúng tôi làm việc gần 4 tiếng rưỡi. Cuối mỗi buổi làm, tất cả chúng tôi người mệt nhoài, từ đầu tới chân lấm lem xi măng và cát.

Trung bình mỗi buổi, chúng tôi làm việc gần 4 tiếng rưỡi. Cuối mỗi buổi làm, tất cả chúng tôi người mệt nhoài, từ đầu tới chân lấm lem xi măng và cát.

Công việc cuối cùng của chúng tôi sau mỗi buổi làm là lau rửa máy trộn và các dụng cụ. Chúng tôi phải cọ rửa hết các lớp bê tông bám vào máy trộn, xe rùa, xẻng.

Công việc cuối cùng của chúng tôi sau mỗi buổi làm là lau rửa máy trộn và các dụng cụ. Chúng tôi phải cọ rửa hết các lớp bê tông bám vào máy trộn, xe rùa, xẻng.

Tiền công của chúng tôi được khoán theo số khối bê tông làm được, trung bình mỗi tháng, 1 người có thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng. Thỉnh thoảng gặp chủ nhà tốt bụng, họ còn cho thêm tiền bồi dưỡng.

Tiền công của chúng tôi được khoán theo số khối bê tông làm được, trung bình mỗi tháng, 1 người có thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng. Thỉnh thoảng gặp chủ nhà tốt bụng, họ còn cho thêm tiền bồi dưỡng.

Công việc của chúng tôi thường kết thúc khi trời sẩm tối, ai nấy mặt mũi lấm lem, tất bật trở về nhà. Vì kế sinh nhai nên ai cũng phải cố gắng. Chúng tôi chỉ mong luôn được mạnh khỏe để có thể bám trụ với nghề, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Công việc của chúng tôi thường kết thúc khi trời sẩm tối, ai nấy mặt mũi lấm lem, tất bật trở về nhà. Vì kế sinh nhai nên ai cũng phải cố gắng. Chúng tôi chỉ mong luôn được mạnh khỏe để có thể bám trụ với nghề, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM