Để giảm nợ thuế, Cục Thuế Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp linh hoạt, trong đó có việc tạm hoãn xuất nhập cảnh đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp chây ì nợ thuế.
Cục Thuế Hà Tĩnh có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, chỉ đạo các đơn vị trong ngành tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt công tác quản lý nguồn thu, chống thất thu ngân sách, quản lý nợ thuế.
Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đang quản lý, xử lý nợ chuyên thu quá hạn của 22 doanh nghiệp với tổng số tiền nợ thuế 28,783 tỷ đồng (trong đó nợ thuế là 15,817 tỷ đồng; tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là 12,966 tỷ đồng).
Cục Thuế Hà Tĩnh đang tăng cường triển khai các biện pháp thu hồi và xử lý nợ thuế. Một trong những biện pháp mạnh được áp dụng là đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (DN) nợ thuế, cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, đến ngày 10/8, Cục Thuế Hà Tĩnh đã thu hồi hơn 1.200 tỷ đồng nợ thuế, góp phần tăng thu và chống thất thu ngân sách cho địa phương.
Do gặp khó khăn về đầu ra, hàng chục doanh nghiệp khai thác đá ở thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nợ 113 tỷ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Luật Quản lý thuế 2019 (thay thế Luật Quản lý thuế 2006) có hiệu lực từ 1/7/2020, được kỳ vọng sẽ giải quyết những hạn chế, bất cập, hướng tới thực hiện quản lý thuế hiện đại, minh bạch và chuyên nghiệp. Nhằm làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc phỏng vấn Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Tĩnh Trương Quang Long.
Kỳ họp sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết xử lý xóa nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không có khả năng thu hồi. Vậy, ngành Thuế Hà Tĩnh sẽ bị tác động như thế nào nếu nghị quyết được thông qua?...
Tính đến hết ngày 7/7, tổng số tiền nợ thuế trên địa bàn Hà Tĩnh đạt khoảng 458,5 tỷ đồng, chiếm 7,3% tổng số dự toán thu ngân sách nội địa năm 2019. So với cùng kỳ năm 2018, tỷ lệ nợ thuế của Hà Tĩnh tăng 26,7%.
Cục Thuế Hà Tĩnh vừa công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế đến ngày 21/03. Theo đó, có 69 doanh nghiệp được công khai với số tiền nợ hơn 102 tỷ đồng.
Trước thềm Xuân Kỷ Hợi 2019, ngành thuế Hà Tĩnh đã “khởi động” mùa thu ngân sách mới. Hàng loạt giải pháp, nhiệm vụ được ngành triển khai, phấn đấu thu vượt 6.300 tỷ đồng.
Các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hầu như không còn hoạt động, nhưng hiện nay, Chi cục thuế huyện Kỳ Anh phải quản lý, thu hồi khoản nợ hơn 50 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác. Đây là một “bài toán” cực kỳ nan giải cho ngành thuế và chính quyền địa phương.
Trong khi tỷ lệ nợ thuế bình quân chung cả nước tính đến ngày 31/12/2018 là 7%, các tỉnh lân cận đều cao (Nghệ An 12.8%, Quảng Bình 14,9%, Thanh Hóa 13,2%) thì tỷ lệ nợ thuế của Hà Tĩnh chỉ chiếm 4,9%. Đây là kết quả của việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ của Cục Thuế Hà Tĩnh.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế về việc tăng cường công tác quản lý, thu hồi nợ thuế, từ ngày 1/12 đến ngày 12/12/2018, Cục thuế Hà Tĩnh đã đốc thu được trên 70 tỷ đồng tiền nợ thuế.
Tại Chi cục Thuế huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), hiện có hơn 14,5 tỷ đồng nợ thuế của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản được khoanh không thể thực hiện cưỡng chế. Đây là rào cản lớn trong công tác thu hồi nợ đọng của đơn vị.
Nhiều năm qua, trên hệ thống quản lý thuế của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh vẫn phải “treo” những khoản nợ đọng không thể thu hồi của những doanh nghiệp "mất tích, bỏ trốn" khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Xử lý những khoản nợ này là hành trình vất vả, mất rất nhiều thời gian của cán bộ hải quan.
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại hội nghị trực tuyến đánh giá công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2018 và triển khai giải pháp chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế diễn ra trong sáng nay (18/10).
Đó là chỉ tiêu được Cục thuế Hà Tĩnh nêu tại hội nghị báo cáo công tác thuế 9 tháng năm 2018 và kết quả thực hiện Luật Quản lý thuế, diễn ra vào chiều nay (12/10).
Tính đến ngày 25/7, số nợ khó thu của các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động tại Cục Thuế Hà Tĩnh là hơn 104 tỷ đồng. Đây là những doanh nghiệp đã mất năng lực hành vi dân sự, bỏ địa chỉ kinh doanh, chờ giải thể, mất khả năng thanh toán.
Vấn đề nổi lên trong hoạt động thu ngân sách những tháng đầu năm 2018 của Chi cục thuế TP Hà Tĩnh là tình trạng nợ thuế. Chiếm trên 14% so với tổng số thu, chưa bao giờ đơn vị phải “đau đầu” với các khoản nợ thuế như hiện nay…
Cục Hải quan Hà Tĩnh cho biết, hiện đơn vị đang quản lý, theo dõi 29,2 tỷ đồng tiền nợ thuế chuyên thu của 29 doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đã "khai tử". Đây là các khoản nợ thuế, nợ phạt chậm nộp của các tờ khai hải quan phát sinh trước khi Luật Quản lý thuế năm 2007 có hiệu lực thi hành.
Tính đến hết tháng 5/2018, Hà Tĩnh có 715 doanh nghiệp nợ thuế hơn 132 tỷ đồng. Phần lớn những doanh nghiệp (DN) nợ thuế lần này tập trung ở khối xây dựng (chiếm 70%), thương mại dịch vụ (chiếm 15%), các dịch vụ khác (chiếm 5%)...
Theo danh sách công khai các doanh nghiệp (DN) nợ thuế tính đến cuối tháng 9/2017 vừa được Cục Thuế Hà Tĩnh công bố, có đến 69 công ty, với tổng số tiền nợ hơn 83 tỷ đồng.
Năm 2017, ngành thuế Hà Tĩnh được Bộ Tài chính giao thu ngân sách 5.777 tỷ đồng. Với tinh thần quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm, đến nay, toàn ngành đã thu được gần 700 tỷ đồng, bằng 11,3% dự toán tỉnh giao. Với những giải pháp bám sát nguồn thu, toàn ngành đang nỗ lực “chốt sổ” quý I với 18-19% kế hoạch năm.
Theo tin từ Tổng cục Thuế, tính đến 31/8/2016, ngành Thuế đã đôn đốc, thu hồi được 28.285 tỷ đồng tiền nợ thuế của năm 2015 chuyển sang, đạt 52,4% chỉ tiêu thu nợ năm 2016.