Núi hồng - Sông la

Bác sĩ của "cỗ máy thời gian"

Cẩm Hòa • 10:56 06/12/2021

Tôi là Trần Văn Xuân, 65 tuổi, ở tổ dân phố 3, phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh). Tôi đã theo nghề sửa chữa đồng hồ gần 50 năm nay. Tiệm sửa đồng hồ của tôi nằm cạnh các cửa hàng trang sức lớn trên đường Nguyễn Công Trứ.

Tôi là Trần Văn Xuân, 65 tuổi, ở tổ dân phố 3, phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh). Tôi đã theo nghề sửa chữa đồng hồ gần 50 năm nay. Tiệm sửa đồng hồ của tôi nằm cạnh các cửa hàng trang sức lớn trên đường Nguyễn Công Trứ.

Không kể ngày nắng hay mưa, tôi vẫn đều đặn gắn bó với chiếc tủ đựng đồ nghề để phục vụ những người dân có nhu cầu sửa đồng hồ. Với tôi, đó là niềm đam mê, là niềm vui trong cuộc sống hằng ngày.

Không kể ngày nắng hay mưa, tôi vẫn đều đặn gắn bó với chiếc tủ đựng đồ nghề để phục vụ những người dân có nhu cầu sửa đồng hồ. Với tôi, đó là niềm đam mê, là niềm vui trong cuộc sống hằng ngày.

Nói là tiệm sửa chữa đồng hồ nhưng chỉ là chiếc tủ gỗ “đượm” màu nắng gió theo tôi từ khi lập nghiệp đến nay. Đây là không gian mà tôi được đắm chìm trong thế giới thời gian của chính mình.

Nói là tiệm sửa chữa đồng hồ nhưng chỉ là chiếc tủ gỗ “đượm” màu nắng gió theo tôi từ khi lập nghiệp đến nay. Đây là không gian mà tôi được đắm chìm trong thế giới thời gian của chính mình.

Công việc hằng ngày của tôi bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng và kết thúc vào chiều muộn. Mấy chục năm làm nghề, chỉ cần khách hàng miêu tả sơ bộ tình trạng của đồng hồ là tôi đã có thể “bắt bệnh” chính xác. Khách hàng thường đến sửa chữa, thay pin, lau dầu, đổi dây đeo...

Công việc hằng ngày của tôi bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng và kết thúc vào chiều muộn. Mấy chục năm làm nghề, chỉ cần khách hàng miêu tả sơ bộ tình trạng của đồng hồ là tôi đã có thể “bắt bệnh” chính xác. Khách hàng thường đến sửa chữa, thay pin, lau dầu, đổi dây đeo...

Tình yêu và niềm đam mê đồng hồ được bố tôi nuôi dưỡng và truyền dạy. Năm tôi 16 tuổi, bố dạy tôi về các chi tiết của chiếc đồng hồ. Tôi ngồi hàng giờ làm quen từ bánh răng, dây cót, kim chỉ giờ… Mọi thứ đều mới mẻ, có chút khó khăn, nhưng cũng đầy hấp dẫn. Sau 2 năm học hỏi, tôi được nhận vào làm tại HTX Thanh Bình (thị xã Hà Tĩnh - PV) chuyên sửa chữa radio, đồng hồ lúc bấy giờ.

Tình yêu và niềm đam mê đồng hồ được bố tôi nuôi dưỡng và truyền dạy. Năm tôi 16 tuổi, bố dạy tôi về các chi tiết của chiếc đồng hồ. Tôi ngồi hàng giờ làm quen từ bánh răng, dây cót, kim chỉ giờ… Mọi thứ đều mới mẻ, có chút khó khăn, nhưng cũng đầy hấp dẫn. Sau 2 năm học hỏi, tôi được nhận vào làm tại HTX Thanh Bình (thị xã Hà Tĩnh - PV) chuyên sửa chữa radio, đồng hồ lúc bấy giờ.

Tôi nhớ như in khi ngồi cạnh bố sửa đồng hồ, ông bảo tôi phải thật im lặng, bởi vậy mới nghe được “hơi thở” của thời gian, là những tiếng tí tách của kim giây vụt trôi. Sau này, tôi nhận ra được những âm thanh trong trẻo phát ra từ chiếc đồng hồ cho ta cảm nhận được thời gian, cảm nhận những phút giây tĩnh lặng giữa cuộc đời. Đó chính là điều bố gửi gắm mà tôi nhớ mãi không quên...

Tôi nhớ như in khi ngồi cạnh bố sửa đồng hồ, ông bảo tôi phải thật im lặng, bởi vậy mới nghe được “hơi thở” của thời gian, là những tiếng tí tách của kim giây vụt trôi. Sau này, tôi nhận ra được những âm thanh trong trẻo phát ra từ chiếc đồng hồ cho ta cảm nhận được thời gian, cảm nhận những phút giây tĩnh lặng giữa cuộc đời. Đó chính là điều bố gửi gắm mà tôi nhớ mãi không quên...

Nghề sửa đồng hồ thịnh hành trong những năm 70 - 90 của thế kỉ trước. Thời đó, giá trị của một số chiếc đồng hồ thường được tính bằng chỉ vàng và trở thành vật bất ly thân. Đặc biệt, đồng hồ là thú chơi trong giới sưu tầm. Vì vậy, ở HTX Thanh Bình, tôi làm không hết việc. Thu nhập từ nghề giúp tôi nuôi mấy đứa con ăn học và trang trải cuộc sống.

Nghề sửa đồng hồ thịnh hành trong những năm 70 - 90 của thế kỉ trước. Thời đó, giá trị của một số chiếc đồng hồ thường được tính bằng chỉ vàng và trở thành vật bất ly thân. Đặc biệt, đồng hồ là thú chơi trong giới sưu tầm. Vì vậy, ở HTX Thanh Bình, tôi làm không hết việc. Thu nhập từ nghề giúp tôi nuôi mấy đứa con ăn học và trang trải cuộc sống.

Nhiều người ngạc nhiên khi nhìn thấy tủ đồ nghề của tôi. Đó chỉ là một chiếc hộp với vài tua-vít, kìm, chổi quét, nhíp, búa,…. tất cả đều rất nhỏ. Có những vật dụng tuổi đời cả mấy chục năm, theo tôi qua bao nhiêu năm tháng.

Nhiều người ngạc nhiên khi nhìn thấy tủ đồ nghề của tôi. Đó chỉ là một chiếc hộp với vài tua-vít, kìm, chổi quét, nhíp, búa,…. tất cả đều rất nhỏ. Có những vật dụng tuổi đời cả mấy chục năm, theo tôi qua bao nhiêu năm tháng.

Chiếc kính lúp giống như "đôi mắt thần” của tôi. Tôi gắn liền vào mắt để phóng đại chi tiết của “cỗ máy” tinh xảo, quan sát nhiều bộ phận chuyển động không ngừng.

Chiếc kính lúp giống như "đôi mắt thần” của tôi. Tôi gắn liền vào mắt để phóng đại chi tiết của “cỗ máy” tinh xảo, quan sát nhiều bộ phận chuyển động không ngừng.

Mỗi ngày, tôi làm việc với rất nhiều chiếc đồng hồ. Các trường hợp đưa đến tiệm có “triệu chứng” khác nhau. Điều quan trọng là người thợ phải bắt “trúng mạch” mới “chữa khỏi bệnh" được. Có những “bệnh” tôi chỉ sửa trong giây lát, nhưng cũng có lúc mất hẳn mấy ngày.

Mỗi ngày, tôi làm việc với rất nhiều chiếc đồng hồ. Các trường hợp đưa đến tiệm có “triệu chứng” khác nhau. Điều quan trọng là người thợ phải bắt “trúng mạch” mới “chữa khỏi bệnh" được. Có những “bệnh” tôi chỉ sửa trong giây lát, nhưng cũng có lúc mất hẳn mấy ngày.

Một chiếc đồng hồ với hơn 30 chi tiết nên hầu như người thợ nào cũng có sẵn linh kiện để thay thế cho khách. Tôi sửa chữa lâu năm sẽ có linh kiện phụ tùng quý hiếm so với người mới vào nghề. Độc đáo hơn là chế tạo linh kiện, các bộ phận máy móc.

Một chiếc đồng hồ với hơn 30 chi tiết nên hầu như người thợ nào cũng có sẵn linh kiện để thay thế cho khách. Tôi sửa chữa lâu năm sẽ có linh kiện phụ tùng quý hiếm so với người mới vào nghề. Độc đáo hơn là chế tạo linh kiện, các bộ phận máy móc.

Có lần khách tìm đến tiệm để sửa chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trị giá hơn 50 triệu đồng. Đây là một “ca khó” vì bánh răng nhỏ bên trong bị gãy một răng. Tôi chỉ còn cách chế một chiếc răng có kích thước chưa đầy 1mm để thay thế. Sau nhiều lần mài giũa, làm đi làm lại nhiều lần, chiếc răng mới đạt đến độ tinh xảo và lắp vừa khít . Tôi tiếp tục hoàn thiện, lắp ráp các chi tiết và "nín thở" chờ đợi. Khi tiếng tích tắc vang lên, tôi mới vỡ òa vui sướng!

Có lần khách tìm đến tiệm để sửa chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trị giá hơn 50 triệu đồng. Đây là một “ca khó” vì bánh răng nhỏ bên trong bị gãy một răng. Tôi chỉ còn cách chế một chiếc răng có kích thước chưa đầy 1mm để thay thế. Sau nhiều lần mài giũa, làm đi làm lại nhiều lần, chiếc răng mới đạt đến độ tinh xảo và lắp vừa khít . Tôi tiếp tục hoàn thiện, lắp ráp các chi tiết và "nín thở" chờ đợi. Khi tiếng tích tắc vang lên, tôi mới vỡ òa vui sướng!

Với nghề sửa đồng hồ, khó có thể gọi ai là thợ giỏi hay không giỏi. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên trì, khéo tay. Nó cần sự tinh tế, kiên nhẫn hơn là thể lực. Ai không đam mê thì sẽ không bám trụ lâu với nghề này.

Với nghề sửa đồng hồ, khó có thể gọi ai là thợ giỏi hay không giỏi. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên trì, khéo tay. Nó cần sự tinh tế, kiên nhẫn hơn là thể lực. Ai không đam mê thì sẽ không bám trụ lâu với nghề này.

Tiếng tích tắc phát ra từ chiếc đồng hồ gần như thân thuộc đến nỗi theo vào cả giấc mơ của tôi. Để rồi sáng mai thức giấc, đó là động lực để tôi bắt đầu một ngày làm việc mới. Nhiều lúc, các con khuyên bố lui về nghỉ ngơi nhưng hôm nào không đi tôi nhớ lắm. Đồng hồ như đã ngấm vào máu thịt của mình.

Tiếng tích tắc phát ra từ chiếc đồng hồ gần như thân thuộc đến nỗi theo vào cả giấc mơ của tôi. Để rồi sáng mai thức giấc, đó là động lực để tôi bắt đầu một ngày làm việc mới. Nhiều lúc, các con khuyên bố lui về nghỉ ngơi nhưng hôm nào không đi tôi nhớ lắm. Đồng hồ như đã ngấm vào máu thịt của mình.

Với nhiều người, những chiếc đồng hồ cũ như là một kỷ vật. Khi nhìn thấy những vị khách vui vẻ nhận lại đồng hồ, tôi cũng vui lây và hạnh phúc không kém.

Với nhiều người, những chiếc đồng hồ cũ như là một kỷ vật. Khi nhìn thấy những vị khách vui vẻ nhận lại đồng hồ, tôi cũng vui lây và hạnh phúc không kém.

Tôi luôn tâm niệm rằng, kiến thức trong nghề thì vô hạn nhưng hiểu biết của con người là hữu hạn. Hôm nay sửa chữa thành công nhưng ngày mai có thể phải dành nhiều thời gian để tiếp tục nghiên cứu. Điều quan trọng là bản thân không ngừng học hỏi, trau dồi và tích luỹ.

Tôi luôn tâm niệm rằng, kiến thức trong nghề thì vô hạn nhưng hiểu biết của con người là hữu hạn. Hôm nay sửa chữa thành công nhưng ngày mai có thể phải dành nhiều thời gian để tiếp tục nghiên cứu. Điều quan trọng là bản thân không ngừng học hỏi, trau dồi và tích luỹ.

Thời đại công nghệ số, mọi người có thể xem giờ ở bất kì phương tiện nào, từ đồng hồ thông minh đến điện thoại di động. Điều này cũng làm cho nghề sửa đồng hồ mất đi một thị phần đáng kể. Tuy vậy, tôi tin rằng, còn thời gian thì còn đồng hồ, những người làm nghề như chúng tôi vẫn còn cơ hội sống với niềm đam mê của mình.

Thời đại công nghệ số, mọi người có thể xem giờ ở bất kì phương tiện nào, từ đồng hồ thông minh đến điện thoại di động. Điều này cũng làm cho nghề sửa đồng hồ mất đi một thị phần đáng kể. Tuy vậy, tôi tin rằng, còn thời gian thì còn đồng hồ, những người làm nghề như chúng tôi vẫn còn cơ hội sống với niềm đam mê của mình.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM