Trên địa bàn Hà Tĩnh, nước thải sinh hoạt nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, phân tán trên diện rộng nên khó thu gom, xử lý và thuộc đối tượng không phải cấp phép xả thải vào nguồn nước nên càng khó khăn cho công tác quản lý.
Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ hồ chứa nước ở xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) khiến cho hàng trăm hộ dân sống xung quanh vô cùng bức xúc.
Nhiều năm nay, hồ Bình Sơn - được ví như “hồ Gươm thu nhỏ” - ở thị trấn Hương Khê (Hương Khê, Hà Tĩnh) bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước luôn bị bao phủ bởi màu xanh đặc quánh của tảo lam và rác thải.
Việc triển khai xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn Hà Tĩnh đã làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ môi trường.
Với chi phí đầu tư xây dựng không lớn nhưng các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt ở Hà Tĩnh bước đầu đã phát huy tác dụng. Nguồn nước sau khi được xử lý có thể sử dụng tưới các loại cây.
Thu gom rác thải đầu nguồn, xử lý nước thải sinh hoạt để tái sử dụng trong tưới tiêu và góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường là cách làm đang được nhiều hộ dân ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) áp dụng hiệu quả.