Đem kiến thức nông nghiệp tích luỹ ở Australia trở về làm giàu trên quê hương của mình, mô hình nuôi ong của anh Nguyễn Phi Long (SN 1992, ở thôn Bắc Sơn, xã Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có quy mô lớn nhất huyện, cho thu nhập cao.
Người nuôi ong giữa rừng keo ở miền núi Hà Tĩnh thường tự nhận vui mình là dân “du mục” bởi cuộc sống của họ là những tháng ngày rong ruổi theo những mùa hoa đưa ong đi kiếm mật.
Thầy giáo Nguyễn Quốc Việt (xã Quang Diệm, Hương Sơn, Hà Tĩnh) là người vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi làm kinh tế, được đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh quý trọng.
Với việc tham gia vào tổ hợp tác (THT) do phụ nữ quản lý, nhiều chị em ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) “ăn nên làm ra” nhờ được sẻ chia kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau.
Nhiều năm nay, nghề nuôi ong lấy mật là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho người dân xã Đức Lạng (Đức Thọ - Hà Tĩnh). Đặc biệt, vùng bán sơn địa với lợi thế diện tích vườn đồi và cây ăn quả lớn đã tạo cho mật ong ở đây có hương vị riêng, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Những năm gần đây, người dân xã Gia Hanh, Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Ước tính thu nhập từ nuôi ong mang lại khoảng 25 - 100 triệu đồng/hộ/năm.
Việc xây dựng Tổ hợp tác nuôi ong (THT) ở xã Sơn Lĩnh (Hương Sơn - Hà Tĩnh) nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có ở địa phương; khơi dậy tính tự chủ, mạnh dạn làm kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân.
Ban đầu, chị Phan Thị Phương Thảo (SN 1986, ở thôn Đình, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh) nuôi ong với mục đích lấy mật phục vụ gia đình nhưng đến nay chị đã làm chủ một trại ong với quy mô hơn 300 tổ.
Dự án “Ứng dụng khoa học - kỹ thuật xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp tại xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh)” đang mở ra cơ hội mới cho bà con nông dân vùng thượng ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khai thác tốt tiềm năng, lợi thế vườn đồi, tăng cao thu nhập.
Người nuôi ong ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đang bước vào vụ thu hoạch rộ với những tín hiệu được mùa. Người dân tiếp tục nhân đàn nhằm phát triển thương hiệu mật ong Kẻ Gỗ.
Tháng ba, khi nắng ấm gọi cây cối thức giấc sau mùa đông dài, trên khắp miền quê Vũ Quang (Hà Tĩnh), từng đàn ong lại nối nhau bay đi tìm mật. Và người nuôi ong cũng sẵn sàng cho một mùa “thu hái”.
Sau hơn 9 tháng tham gia dự án ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển mô hình nuôi ong lấy mật, 50 hộ dân xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thu gần 1.200 lít mật.
Từ xuất phát điểm với 4 đàn ong, Đậu Khắc Mạnh (SN 1956, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển lên gần 100 đàn, cho thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm.
Những năm qua, cùng với việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh, các cấp hội nông dân ở Hà Tĩnh đã tích cực hỗ trợ nông dân thành lập nhiều mô hình kinh tế tập thể với nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), giúp hội viên tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Nuôi ong theo chuẩn VietGAP; đầu tư máy móc tinh chế hiện đại; quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chuyên nghiệp...là cách làm hiệu quả của HTX mật ong Cường Nga ở Sơn Diệm (Hương Sơn - Hà Tĩnh), góp phần giải “bài toán” tiêu thụ sản phẩm cho người nuôi ong.
Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa phối hợp với Chi nhánh Công ty Cổ phần ong Trung ương tổ chức bàn giao 200 đàn ong mật hỗ trợ cho 74 hộ dân xã Hương Lâm tham gia “Mô hình giảm nghèo bền vững”.
Hội Nông dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa ra mắt HTX nuôi ong lấy mật tại xã Gia Hanh, với số lượng 29 thành viên. Đây là HTX nuôi ong đầu tiên được thành lập trên địa bàn huyện.
Phát huy tiềm năng, lợi thế vùng miền núi, hàng chục hộ dân ở xã Hòa Hải (Hương Khê – Hà Tĩnh) đã thu lợi hàng trăm triệu mỗi năm từ nghề nuôi ong lấy mật.
Nếu như các năm trước, mật ong Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho thu hoạch vào khoảng tháng 3 (âm lịch) thì năm nay, mùa thu hoạch đến sớm hơn 2 tháng. Nhiều gia đình nuôi ong ở Vũ Quang hiện đã “dắt túi” hàng chục triệu đồng từ tiền bán mật, bán đàn giống.
Thời gian gần đây, ở những cánh rừng trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân thường săn ong để thuần hóa, nuôi lấy mật. Cái hay của nghề săn ong là được chiêm nghiệm tính kỷ luật, lao động cần cù của loài ong và được hòa mình vào thiên nhiên, nghe tiếng thở của núi rừng…
Với lợi thế hàng nghìn ha rừng, những năm gần đây người dân xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tận dụng để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nhiều hộ gia đình đã thực sự có cuộc sống khá giả, thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng nhờ nuôi ong.
Nghề nuôi ong lấy mật hiện đang đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng trăm hộ gia đình xã Sơn Quang (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Tính ra, trung bình, 1 tổ ong cho thu nhập giá trị bằng 2 sào lúa.
Hơn 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tham gia các chuỗi sản phẩm cấp tỉnh, cấp huyện đã tham dự lớp tập huấn do Sở Công thương phối hợp với Ban điều phối Dự án SRDP – IWMC Hà Tĩnh tổ chức sáng nay (31/10).