Mô hình điểm “Xây dựng gia đình 5 có, 3 sạch” và “Dịch vụ nấu ăn” tại xã Kỳ Châu (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) góp phần thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất OCOP ở Hà Tĩnh do phụ nữ làm chủ đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần đưa đặc sản quê hương thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Chị Nguyễn Thị Hằng (SN 1979, thôn Phúc An, xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được biết đến là một tấm gương phụ nữ năng động, dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm kinh tế giỏi và được Nhân dân tín nhiệm bầu trở thành đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sau 5 năm thực hiện, đề án 938, 939 đã đạt nhiều kết quả thiết thực, giúp các cấp Hội Phụ nữ huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, bảo vệ phụ nữ, góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện.
Thực hiện đề án về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025” của Thủ tướng Chính phủ, Hội LHPN Nghi Xuân đã triển khai nhiều hình thức để giúp các hội viên trên địa bàn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống.
Diễn đàn kết nối, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp 2022 nhằm tháo gỡ khó khăn cho chị em Nghi Xuân (Hà Tĩnh) về kiến thức, nguồn vốn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.
23 hội viên phụ nữ có ý tưởng xuất sắc nhất lọt vào vòng chung khảo Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp năm 2022” do Hội LHPN Hà Tĩnh tổ chức đã được chuyên gia hướng dẫn, tư vấn cách thức hoàn thiện và trình bày ý tưởng dự thi.
90 hội viên phụ nữ là cán bộ hội, thành viên các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đến từ các địa phương Hà Tĩnh đã được trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Sau hơn 10 năm thành lập, CLB Tình thương của xã Lộc Yên (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đã trở thành chỗ dựa tinh thần, mang lại niềm tin, động lực cho nhiều chị em có hoàn cảnh thiếu may mắn.
Ngoài việc hoàn thành tốt công tác hội, chị Nguyễn Thị Tường, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thuận Lộc (TX. Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) còn tranh thủ thời gian chu tất việc gia đình và phát triển kinh tế, giúp giải quyết việc làm cho một số chị em địa phương.
Đến thời điểm này, ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) có 7/12 chủ tịch hội LHPN cấp xã, 37/79 chi hội trưởng phụ nữ có vườn mẫu, vườn đồi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Xuất phát từ mô hình tổ hợp tác dịch vụ gia đình, 8 năm qua, chị Đặng Thị Thu (tổ dân phố 14, thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã tạo ra “kênh” để phát triển kinh tế, đồng thời giải quyết việc làm cho chị em trong chi hội.
Thời gian qua, với sự đồng hành của hội LHPN các cấp, các hội viên phụ nữ Hà Tĩnh đã tích cực, vươn lên làm chủ các mô hình kinh tế. Thông qua đó đã thay đổi vị thế của mình trong gia đình cũng như xã hội...