Ngày 25/3, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh nghe báo cáo tiến độ thực hiện rà soát Quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2015 – 2020, lập quy hoạch tỉnh 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Tại hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư, Hà Tĩnh đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 9.600 tỷ đồng và trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư 33 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 210.000 tỷ đồng.
Với nhiều “điểm cộng”, Hà Tĩnh đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Bên lề hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ ý định đầu tư vào địa bàn và khẳng định tiếp tục đồng hành cùng Hà Tĩnh trong chiến lược phát triển bền vững.
Từ một tỉnh có nhiều khó khăn, sau chặng đường nỗ lực bứt phá, Hà Tĩnh đã vươn lên trở thành địa phương có quy mô kinh tế đứng thứ 30 và là một trong 10 địa phương dẫn đầu toàn quốc về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trên hành trình thực hiện khát vọng trở thành tỉnh khá của cả nước, cùng với phát huy ý chí và sức mạnh nội sinh, Hà Tĩnh sẽ mở rộng kết nối, tăng cường hợp tác, cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước khai thác tiềm năng, lợi thế, xây dựng những giá trị mới để hội nhập và phát triển.
14 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP, văn hóa, du lịch, xúc tiến đầu tư được giới thiệu tới các đại biểu tham dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh.
Đi qua gần nửa chặng đường của kế hoạch 5 năm (2021-2025) trong nhiều khó khăn, thử thách, Hà Tĩnh đang dồn sức cho nhiệm vụ năm bản lề - 2023 với những giải pháp khơi động lực, tạo đà bứt phá để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã chia sẻ những nội dung này trong cuộc trò chuyện mới đây với P.V Báo Hà Tĩnh.
Trong những năm qua, sự thay đổi của Hà Tĩnh từ đô thị cho đến nông thôn có sự đóng góp không nhỏ của công tác quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng với chủ trương quy hoạch phải đi trước một bước, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội.
Vượt qua thử thách bằng tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên, Hà Tĩnh đã giành được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực trong năm 2022, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ năm mới. Với quyết tâm chính trị cao trong năm giữa kỳ kế hoạch 5 năm (2021-2025), cả hệ thống chính trị cùng các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN) tỉnh nhà tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường, huy động tổng lực để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, góp phần đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững.
Ngày 8/11/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Có thể nói, bản quy hoạch là “kim chỉ nam” để các ngành, vùng, địa phương xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển cụ thể, đồng bộ trong thời gian tới.
Đó là những yêu cầu mà Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đặt ra tại buổi làm việc với Sở Xây dựng Hà Tĩnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và những nội dung cần tập trung trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đề nghị Sở Xây dựng Hà Tĩnh tập trung tham mưu các quy hoạch trọng điểm; tăng cường công tác quản lý quy hoạch, hoạt động xây dựng trên địa bàn; nâng cao chất lượng công tác thẩm định…
Hà Tĩnh đã đưa vào quy hoạch 4 ngành kinh tế trọng điểm, 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 1 trung trâm động lực tăng trưởng và 4 nền tảng chính.
Phấn đấu đến năm 2030, Hà Tĩnh nằm trong nhóm 20 tỉnh có GRDP cao nhất cả nước, đây là một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030.
Hội đồng thẩm định và các ý kiến chuyên gia phản biện cũng đề nghị Hà Tĩnh cần quan tâm hơn các giải pháp cụ thể phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, quản lý số và khả năng thu hút, nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với công nghệ.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề xuất Văn phòng Chính phủ tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giai đoạn 2021 - 2030, Hà Tĩnh sẽ trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển bền vững, thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.