BHXH Việt Nam vừa ban hành công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố về việc không yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam.
Những ngày này, số lượng người dân đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Tĩnh giao dịch tăng gấp 2 - 3 lần so với ngày thường. Nhiều đơn vị đã tăng cường thêm nhân lực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời, chu đáo cho người dân.
Theo Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an Hà Tĩnh), người dân cần có thẻ CCCD gắn chip, đăng ký tài khoản định danh điện tử hoặc xin cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, thông báo số định danh cá nhân để được đảm bảo quyền lợi khi sổ hộ khẩu giấy hết giá trị sử dụng (từ ngày 1/1/2023).
Trước khi sổ hộ khẩu bị "khai tử" từ 1/1 2023, người dân cần làm căn cước công dân gắn chíp, đăng ký tài khoản định danh điện tử hoặc xin giấy xác nhận thông tin về cư trú.
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, từ 1/7/2021, chính thức chuyển đổi phương thức quản lý dân cư từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử. Tuy nhiên, theo giải đáp của Công an Hà Tĩnh đối với sổ hộ khẩu đã cấp, nếu không thay đổi thông tin vẫn tiếp tục được sử dụng đến hết năm 2022..
Hôm nay (ngày1/7/2021), Luật Cư trú 2020 chính thức có hiệu lực. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ bắt đầu thu hồi sổ hộ khẩu loại giấy để chuyển sang quản lý cư trú điện tử.
Sau sáp nhập xã, nhiều công dân trên địa bàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) băn khoăn về các giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu khi quê quán, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mang tên xã cũ. Công an huyện Thạch Hà đã tập trung “gỡ” nỗi lo này.
Trung tướng Trần Văn Vệ khẳng định thông tin bỏ sổ hộ khẩu, bỏ chứng minh nhân dân là chưa chính xác. Nhà nước vẫn quản lý dân cư nhưng bằng hình thức hiện đại.
Chính phủ đã đồng ý với phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.