Những rắc rối, ảnh hưởng do người bị tâm thần phân liệt gây ra cho gia đình và cộng đồng là điều rất dễ nhận ra và nó đang có xu hướng ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, việc theo dõi, quản lý, chăm sóc, điều trị cho các đối tượng này hiện vẫn còn nhiều “nút thắt”, lắm khó khăn và gian nan...
Mặc dù được giao 37 chỉ tiêu biên chế, thế nhưng do nhiều lý do, đến nay, Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục - lao động xã hội Hà Tĩnh (thuộc Sở LĐ-TB&XH) vẫn chưa tuyển dụng đủ khiến cán bộ ở đây đang làm việc quá tải, hiểm nguy rình rập.
“Ông trời bất công bắt cả chồng và con tôi cùng chịu bệnh hiểm nghèo.Tôi không việc làm, không sức lao động, đành chịu nhìn những người thân yêu nhất chết dần, chết mòn vì bệnh tật" - bà Sử Thị Luân (65 tuổi, tổ dân phố 6, phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) nghẹn ngào.
Ở tuổi gần đất xa trời nhưng ông Hoàng Nhỏ (84 tuổi) và bà Hồ Thị Huấn (86 tuổi) ở thôn 5, xã Xuân Lam, Nghi Xuân, Hà Tĩnh vẫn cố sức để nuôi dưỡng 2 người con gái bị chứng tâm thần phân liệt. Nỗi lo mỗi lần bệnh của con tái phát đã bám riết ông bà gần 40 năm nay.