Chính quyền

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Thị xã Kỳ Anh xưa kia thường được gắn với cách gọi là vùng đất phên dậu. Thời chinh chiến đã qua rồi, giờ đây, vùng đất này đã và đang trở mình thay đổi thành đô thị phát triển ở vùng phía nam Hà Tĩnh.

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Di tích Hoành Sơn Quan. Video: Huy Tùng

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Thị xã Kỳ Anh ngày nay, tự cổ là mảnh đất mọc lấn ra biển của dãy Trường Sơn Bắc, được coi là vùng Hoành Sơn. Vùng đất mái Bắc Đèo Ngang ấy tồn tại từ đầu đại cổ sinh, qua chu kỳ tạo núi đầu đại trung sinh và ổn định cho đến ngày nay. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua ra sắc dụ chia huyện Kỳ Hoa thành 2 huyện: Kỳ Hoa và Hoa Xuyên. Đến năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên huyện Kỳ Hoa thành huyện Kỳ Anh.

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Hoành Sơn quan được vua Minh Mạng cho xây vào năm 1833 để kiểm soát việc qua đèo Ngang. Ảnh: Huy Tùng

Dù luôn bị gắn với cách gọi là vùng đất phên dậu nhưng Kỳ Anh lại là một vùng giang sơn gấm vóc, nổi tiếng là thắng cảnh dưới trời Nam. O Nhẫn ở làng Đan Du (Kẻ Dua) từng có bài vè về Kỳ Anh với những câu hát đầy tự hào: “Nơi rừng xanh biển xanh/ Nơi rừng vàng biển bạc”.

Tuy nhiên, Kỳ Anh cũng được biết đến là vùng đất bạc màu, nghèo nàn. Từ trong khó khăn, cơ cực, người Kỳ Anh cũng thể hiện được bản chất kiên gan, bền chí. Biết bao thế hệ người Kỳ Anh đã cần cù, sáng tạo trong lao động, vượt qua khó khăn, gian khổ, đấu tranh không mệt mỏi với thiên nhiên, biến vùng đất hoang thành ruộng đồng tươi tốt, xóm làng trù phú.

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh) từ góc nhìn đèo Ngang.

Chính trong quá trình lao động sản xuất ấy, những nét văn hóa đặc sắc đã dần hình thành và không ngừng được bồi đắp, đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc những phong tục, tập quán tốt đẹp.

Kỳ Anh, với lịch sử chống giặc ngoại xâm, chứng kiến bao cuộc chiến cam go, ác liệt cũng đã hình thành nên một hệ thống di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (xã Kỳ Ninh), khu mộ hai anh em Lê Quảng Chí - Lê Quảng Ý (phường Kỳ Phương)... cùng rất nhiều chùa, đình, miếu với nhiều lễ hội truyền thống.

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh). Ảnh: Trần Công Việt

Trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm và nhất là chống Mỹ, Kỳ Anh cũng được biết đến là vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Những năm thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhiều thế hệ người Kỳ Anh đã đứng lên đấu tranh chống lại sự cai trị hà khắc, tàn bạo; cùng Nhân dân cả tỉnh, cả nước đấu tranh xóa bỏ chế độ cũ, thiết lập chính quyền cách mạng mới.

Sau Cách mạng tháng Tám, trước những khó khăn chồng chất, với ý chí và bản lĩnh của mình, cư dân vùng mái Bắc Hoành Sơn ấy lại vượt lên khó khăn, chiến thắng giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và giành nhiều thắng lợi quan trọng khác. Thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền Nam, vùng đất “phên dậu” ấy lại trở thành địa bàn chiến lược quan trọng.

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Anh hùng Đặng Đình Ghí bên bức tranh khắc chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Trang

Trong đấu tranh chống giặc, vùng đất ấy đã nổi lên những tên đất, tên người anh dũng như: Đội du kích Hải Khẩu, Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương, anh hùng Đặng Đình Ghí, Vương Đình Nhỏ... Họ là những đại diện tiêu biểu cho ý chí và trí tuệ của Nhân dân vùng Kỳ Anh ngày nay.

Kỳ Anh từ năm 2015 tiếp tục được chia thành TX Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh. Một lần nữa vùng đất này lại khẳng định được vị thế và những tiềm năng phát triển. TX Kỳ Anh ngày nay bao gồm 6 phường và 5 xã. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Những cuộc đấu tranh với thiên tai và giặc dã của cha ông đã kết tinh thành những giá trị văn hóa truyền thống bất biến, thành niềm tự hào, động lực cho các thế hệ Nhân dân luôn biết vượt lên những khó khăn, đồng sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Chính vì thế, trong công cuộc đổi mới đất nước và quê hương, Kỳ Anh nói chung, TX Kỳ Anh nói riêng đã giành được những thành tựu quan trọng, tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Formosa Hà Tĩnh - một trong những điểm nhấn tạo nên diện mạo mới cho thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Huy Tùng

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Bốc xếp thép lên tàu tại cảng Sơn Dương. Ảnh: Đình Nhất

Ngược theo các xã, phường: Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Hưng Trí, Kỳ Hà, Kỳ Hoa, Kỳ Ninh, đâu đâu người ta cũng có thể cảm nhận được nhịp sống mới trên quê hương của Khu kinh tế Vũng Áng. Từ những khu tái định cư dưới chân núi, các thôn làng ven biển, ở đâu cũng có thể nhận ra vùng đất chủ nhân của một trọng điểm phát triển kinh tế năng động của cả nước, của tỉnh. Với nhiều công trình, dự án lớn được đầu tư, TX Kỳ Anh đang có những chuyển dịch lớn trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa.

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Thị xã Kỳ Anh ngày càng được đầu tư xây dựng hiện đại, khang trang. Ảnh: Huy Tùng

Những năm qua, bằng sự năng động, nhanh nhạy trong đoàn kết sức dân, TX Kỳ Anh đã tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng các tiêu chí đô thị loại III. Nhờ đó, diện mạo khu vực nông thôn và đô thị có bước thay đổi nhanh theo hướng văn minh, hiện đại. Đến nay, TX Kỳ Anh đạt được 55/59 tiêu chuẩn, công nhận 45 tuyến đường văn minh đô thị; đề án đề nghị công nhận TX Kỳ Anh là đô thị loại III vào năm 2020 đã được Bộ Xây dựng phê duyệt. TX Kỳ Anh cũng đang tranh thủ, xúc tiến tham gia Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực từ vốn vay Ngân hàng Thế giới và đã được phê duyệt, ký hiệp định tài trợ, hiện đang tập trung hoàn thành các thủ tục đầu tư để triển khai vào cuối năm 2020.

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Đua thuyền trên cửa Khẩu. Ảnh: Trần Công Việt

Bí thư Thị ủy Đặng Văn Thành chia sẻ: “Trong thời gian tới, TX Kỳ Anh sẽ tập trung phát triển kinh tế đô thị. Trong đó, chú trọng phát triển TM-DV&DL; các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phát triển một cách đồng bộ, có lộ trình chắc chắn, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tạo môi trường thuận lợi trong đầu tư kinh doanh”.

Thị xã Kỳ Anh, một mái xuôi về…

Cải cách thủ tục hành chính đã có tác động rất lớn đến cải thiện môi trường đầu tư, tạo niềm tin, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Ảnh: Thu Trang

TX Kỳ Anh đã chạm đích đô thị loại III và một trong những mục tiêu hàng đầu của thị xã thời gian tới là tập trung công tác xây dựng quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; huy động tối đa các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phục vụ tốt cho các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TX Kỳ Anh đang nỗ lực để đưa thị xã trở thành thành phố vào năm 2025 và là trung tâm kinh tế động lực của tỉnh.

Ảnh: PV - CTV

video & thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.