Du lịch Hà Tĩnh đang hồi sinh và có những bước phát triển mới. Năm mới Giáp Thìn 2024, cùng nghe các doanh nghiệp, nhà quản lý và du khách chia sẻ những dự định, kỳ vọng về sự phát triển của du lịch Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Với nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác, du lịch Hà Tĩnh đang đón đầu cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, sau khi Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Nhiều năm nay, du lịch Hà Tĩnh vẫn được đánh giá là có “bột” mà chưa “gột nên hồ”. Thực tế đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ quan trong quá trình xây dựng chiến lược, điều hành quản lý, triển khai thực hiện… vẫn là những yếu tố quan trọng, có tính quyết định đối với thực trạng phát triển du lịch Hà Tĩnh.
Tiềm năng dồi dào nhưng du lịch Hà Tĩnh vẫn còn thiếu sức hút, chưa thể là điểm đến được du khách trong và ngoài nước dành nhiều sự quan tâm. Đây là hệ quả của việc chậm trễ lấp đầy các “khoảng trống” về hạ tầng, dịch vụ; của sự nghèo nàn trong xây dựng sản phẩm du lịch, hầu như chưa có sự độc đáo để hấp dẫn du khách.
Tiềm năng lớn về di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên gắn liền với nhiều câu chuyện hấp dẫn là những nguyên liệu quý để Hà Tĩnh tạo lợi thế trong phát triển du lịch. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, bức tranh du lịch Hà Tĩnh còn đơn điệu ngay trong khu vực Bắc miền Trung chứ chưa nói trong tổng thể du lịch cả nước.
“Mồng bảy cá đi ăn thề/ Mồng tám cá về vượt thác Vũ Môn”. Truyền thuyết hàng năm cá chép thi vượt thác để được hóa rồng lưu truyền trong dân gian làm cho thác Vũ Môn thuộc địa bàn xã Phú Gia (Hương Khê - Hà Tĩnh) trở nên kỳ vĩ, huyền bí.