Việc xây dựng mới chợ Giang Đình (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sẽ tạo môi trường kinh doanh khang trang, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ.
Thời điểm này, thị trường hải sản ở Hà Tĩnh bắt đầu nhộn nhịp hơn, đặc biệt là ở cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà) khi nhiều tiểu thương, cơ sở thu mua hải sản tất bật gom hàng phục vụ thị trường tết.
Đã bước vào kỳ cao điểm kinh doanh hàng tết nhưng các tiểu thương ở chợ TP Hà Tĩnh vẫn khá dè dặt trong việc nhập hàng do thị trường kém sôi động, sức mua có phần chững lại so với các năm trước.
Áp dụng công nghệ, số hóa trong thanh toán, bán hàng tại các chợ truyền thống ở Hà Tĩnh vừa thúc đẩy kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho cả người bán và người mua.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh trên tuyến đường Nguyễn Tuấn Thiện tại thị trấn Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xảy ra từ lâu, song, chính quyền và ngành chức năng chưa có biện pháp xử lý triệt để, gây nhiều bức xúc cho người dân địa phương.
Tiểu thương và các doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Tĩnh đang đặt kỳ vọng sức mua hàng hóa sẽ “tăng nhiệt” khi thời tiết chuẩn bị bước sang mùa hè, cũng là mùa cao điểm du lịch và đón kỳ nghỉ lễ dài ngày vào cuối tháng 4.
Dưới tiết trời rét buốt những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều tiểu thương và người trông đào, quất thuê ở Hà Tĩnh vẫn gần như phải thức xuyên đêm để trông coi tài sản trong khi sức tiêu thụ các mặt hàng này khá chậm.
Trong cái rét của những ngày cuối năm, các tiểu thương bán đào, mai... dọc tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP Hà Tĩnh) phải thay nhau thức trắng đêm để canh cây cảnh trong những chiếc lều dựng tạm.
Chợ Đón ở xã Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã được nâng cấp khá khang trang, rộng rãi nhưng đang bị bỏ hoang trong khi tiểu thương lại bày bán hàng hóa ở phía ngoài cổng.
Giá lúa tươi tại thị trường Hà Tĩnh đang được thu mua ở mức thấp trong khi chi phí đầu vào phục vụ sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, máy gặt... tăng cao khiến không ít nông dân “kém” vui trong mùa thu hoạch mới.
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã cận kề, nhưng sức mua hàng tết tại các chợ truyền thống ở Hà Tĩnh không cao như các năm trước. Bà con tiểu thương đang e dè trong việc nhập và trữ hàng.
Những ngày này, các tiểu thương kinh doanh ven bờ hồ Bình Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang gấp rút tháo dỡ ki-ốt, hàng quán theo yêu cầu của lực lượng chức năng.
Hôm nay (5/12), huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chính thức đóng cửa chợ Sơn nằm trên địa bàn TDP7 của thị trấn, tiến hành giải tỏa địa điểm này và hỗ trợ tiểu thương chuyển sang kinh doanh tại chợ huyện mới xây dựng, hiện đại, khang trang hơn.
Chợ trung tâm huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) được xây dựng khang trang trên diện tích 54.289 m2 với tổng kinh phí trên 122 tỷ đồng. Đến nay, đã có 490/904 ki-ốt được các hộ kinh doanh đăng ký mua.
Sau khi nhà đầu tư thông báo định giá bán các ki-ốt, đến đầu tháng 11/ 2020, đã có 261 hộ kinh doanh đăng kí nộp tiền thuê 452 ki-ốt tại chợ mới huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Vào mùa nắng nóng, nhu cầu thị trường tăng cao khiến “vựa” ngao tại thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) “đắt” khách. Bà con nhân dân đang phấn khởi thu hoạch để cung ứng ngao ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Công an xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa lập biên bản xử phạt hành chính 200.000 đồng đối với hành vi không đeo khẩu trang của một phụ nữ buôn bán tại chợ Xuân Thành.
Sáng 2/4, gần 40 tiểu thương bán hàng rau tại chợ TP. Hà Tĩnh đã quyên góp 1,5 tấn rau, củ, quả dành tặng cho các điểm cách ly trên địa bàn thông qua đơn vị tiếp nhận là Bộ CHQS tỉnh.
Sau tết, nhu cầu mua sắm của người dân giảm mạnh. Thêm vào đó là lo ngại trước dịch Covid-19 - nhiều người tránh nơi đông đúc - khiến thời gian qua, các chợ truyền thống trên địa bàn TP Hà Tĩnh trở nên vắng vẻ, việc kinh doanh của các tiểu thương chật vật, bấp bênh.
Những ngày này, khi mặt trời ló rạng cũng là lúc khu vực cảng Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh) trở lên náo nhiệt với hoạt động bán, buôn. Sau khi thuyền cập bến, hải sản được các tiểu thương mang đi khắp các chợ lớn, nhỏ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng …
Giá thịt lợn tăng “chóng mặt”, từ 150.000 - 170. 000 đồng/kg khiến người bán và người mua đều gặp khó. Nhiều tiểu thương ở Hà Tĩnh đành nghỉ chợ do nguồn hàng khan hiếm và mức giá “nhảy múa” từng ngày.
Tranh thủ thời gian nhàn rỗi, nhiều nông dân ở Can Lộc và Lộc Hà (Hà Tĩnh) rủ nhau lội ruộng “săn” ốc bươu vàng bán cho thương lái, vừa làm sạch ruộng đồng, vừa kiếm thêm thu nhập.
Thị trấn Cẩm Xuyên là địa phương đầu tiên xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại Hà Tĩnh. Nhờ thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng chống, sau 2 tháng kể từ ngày bùng phát, địa phương này không phát sinh thêm ổ dịch mới.
Sau 2 năm chuyển đổi mô hình quản lý chợ (doanh nghiệp đầu tư, quản lý), Ban Quản lý chợ Quán Trại, xã Thường Nga (Can Lộc - Hà Tĩnh) đã nâng mức thu phí. Cho rằng mức phí hiện tại quá cao, nhiều hộ tiểu thương bất bình, bỏ đình ra đường... kinh doanh!
Sau gần 3 năm thực hiện xã hội hóa với bao mục tiêu tốt đẹp, chợ Cổ Đạm (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn không có nhiều thay đổi, thậm chí càng lộn xộn hơn. Từ mô hình phục vụ lợi ích công cộng đã trở thành chợ tư nhân với "quyền sinh, quyền sát" được đặt trong tay 1 người.
Năm nay, ngay từ sáng mùng 2 Tết, bà con tiểu thương tại Hà Tĩnh đã mở hàng lấy “vía” với mong muốn có một năm “buôn may bán đắt”. Trong đó, rau xanh là một trong những mặt hàng đắt khách nhất trong dịp này.
Lãnh đạo huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) khẳng định như vậy tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh để tìm phương án thống nhất việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ Nghèn, diễn ra chiều nay (20/4).
Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động tại khu chợ mới, một số tiểu thương đang buôn bán tại chợ Bộng, thuộc xã Đức Bồng (Vũ Quang - Hà Tĩnh) có thắc mắc, phản ánh về việc thực hiện mức giá sử dụng diện tích các quầy hàng quá cao so với doanh thu, thu nhập của họ.