Chính trị

Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được quy định như thế nào?

Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được quy định như thế nào?

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được quy định như thế nào?
Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được quy định như thế nào?Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được quy định như thế nào?Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được quy định như thế nào?

Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Câu 124: Yêu cầu đối với việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, quê quán, nơi ở hiện nay, trình độ, nghề nghiệp, chức vụ, nơi công tác của người ứng cử và một số thông tin bổ sung khác (như ngày vào Đảng, là đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân các khóa nào chưa…). Danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử được xếp theo vần chữ cái A, B, C...

Tổ chức phụ trách bầu cử cần ghi đúng họ và tên đã khai trong hồ sơ của người ứng cử. Trường hợp họ và tên khai sinh của người ứng cử khác với họ và tên thường dùng hoặc người ứng cử có chức vị, pháp danh, pháp hiệu theo tôn giáo thì tại phần ghi họ và tên người ứng cử trong danh sách người ứng cử, họ và tên khai sinh được viết trước, họ và tên thường dùng hoặc chức vị, pháp danh theo tôn giáo viết sau và được đặt trong dấu ngoặc đơn; không cần ghi bí danh hoặc các tên gọi khác chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp hoặc đã lâu không còn sử dụng.

Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được quy định như thế nào?

Sáng 17/3, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ 2 thống nhất danh sách sơ bộ 13 người ứng cử đại biểu Quốc hội.

Ví dụ: người ứng cử có tên thường dùng là Nguyễn Văn, tên khai sinh là Nguyễn Văn A thì tên ghi trong danh sách người ứng cử là: Ông NGUYỄN VĂN A (NGUYỄN VĂN); hoặc người ứng cử là chức sắc tôn giáo có tên khai sinh là Nguyễn Văn A, chức vị và pháp danh trong tôn giáo là Hòa thượng Thích Thanh A hoặc Linh mục Nguyễn Văn A thì ghi tên người ứng cử là Ông NGUYỄN VĂN A (HÒA THƯỢNG THÍCH THANH A) hoặc Ông NGUYỄN VĂN A (LINH MỤC NGUYỄN VĂN A). Trong các trường hợp này, việc ghi họ, tên người ứng cử trên danh sách người ứng cử hoặc trên phiếu bầu cử có thể viết liên tục trong một dòng hoặc thể hiện thành hai dòng liền nhau nhưng phải có cùng kiểu chữ, cỡ chữ như họ và tên của những người ứng cử khác trong cùng danh sách.

Trường hợp họ và tên của những người ứng cử có phần tên giống nhau thì căn cứ vào phần họ để xác định thứ tự; trường hợp phần họ cũng giống nhau thì căn cứ vào phần tên đệm. Trường hợp trùng hoàn toàn cả họ, tên và tên đệm thì xếp theo ngày tháng năm sinh; người nào có ngày tháng năm sinh sớm hơn thì được xếp trước. Tuy nhiên, các ủy ban bầu cử cần lưu ý không bố trí, sắp xếp 02 người ứng cử có họ và tên trùng nhau trong danh sách những người ứng cử ở cùng một đơn vị bầu cử để tránh gây nhầm lẫn cho cử tri.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội chỉ được ghi tên vào danh sách chính thức những người ứng cử ở một đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính nào thì cũng chỉ được ghi tên vào danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở một đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp tương ứng trên địa bàn đơn vị hành chính đó.

Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được quy định như thế nào?Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được quy định như thế nào?Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được quy định như thế nào?
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề BẦU CỬ ĐBQH VÀ HĐND CÁC CẤP

Chủ đề Hỏi đáp bầu cử

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.