Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện có gần 2.300 ha cam, trong đó có gần 1.700 ha cho thu hoạch. Dịp này, trên các vườn đồi, người dân bắt đầu cắt quả. Với giá bán khá cao nên bà con rất phấn khởi.
Thời điểm này, khắp các góc phố, chợ ở TP Hà Tĩnh, các tiểu thương đã bắt đầu bày bán bưởi Phúc Trạch. Bưởi đầu mùa nên rất được người dân ưa chuộng tìm mua.
Xác định phát triển nông nghiệp đô thị gắn với khai thác dịch vụ du lịch sinh thái ven đô là nhiệm vụ trọng tâm, TP Hà Tĩnh đã ưu tiên tập trung quy hoạch các vùng sản xuất, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, thu hút doanh nghiệp, liên kết chuỗi giá trị… để hiện thực hóa mục tiêu.
Dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng nhờ ứng dụng bán hàng qua mạng, nhiều hộ trồng cam ở Hà Tĩnh vẫn khá thành công trong tiếp cận thị trường.
Bưởi Phúc Trạch là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên được Hà Tĩnh triển khai thực hiện chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, kinh doanh, nâng giá trị của loại trái cây đặc sản này.
Quỹ đất lớn, nguồn lao động dồi dào, sản xuất liên kết với doanh nghiệp đầu ra ổn định, cây chè hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển bền vững, giúp người dân làm giàu trên vùng đất khó.
Năm 2021, TP Hà Tĩnh đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị theo chuỗi liên kết gắn với khai thác dịch vụ du lịch sinh thái vùng ven. Xu hướng sản xuất mới không chỉ hình thành nên hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng vùng miền mà còn thiết kế vành đai xanh trên hành trình xây dựng đô thị xanh, phát triển bền vững…
Là một trong những vựa cam lớn nhất Hà Tĩnh, Vũ Quang đang tập trung xây dựng các mô hình trồng theo tiêu chuẩn VietGap và phấn đấu trong năm 2020 này địa phương sẽ có thêm 200 ha theo hướng thâm canh, an toàn...
Theo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông - lâm - thủy sản Hà Tĩnh, 4 mẫu rau, củ, quả tại vùng sản xuất của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hoàng Hà (xã Tượng Sơn, Thạch Hà) đều âm tính với các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh tại hội nghị tổng kết công tác ngành Khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2019, triển khai nhiệm vụ 2020 do Sở KH&CN Hà Tĩnh tổ chức chiều nay (28/12).
Với người tiêu dùng, bên cạnh việc lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm ngon, đủ dinh dưỡng thì yếu tố an toàn với sức khỏe luôn được đặt lên trên hết. Mô hình văn hóa an toàn thực phẩm (ATTP) tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) hy vọng sẽ nâng cao nhận thức, hiểu biết và thói quen về ATTP từ chính những người sản xuất.
Từng là cây trồng chủ lực của địa phương, nhưng hơn 3 năm trở lại đây, diện tích cam chanh ở xã Cẩm Yên (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) đang giảm dần. Cam chanh Cẩm Yên không còn giữ được độ ngọt thơm, vàng óng mà chất lượng xấu đi rõ rệt…
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang tiếp tục lây lan và gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi Hà Tĩnh. Thế nhưng, theo các nhà chuyên môn, đây cũng là cơ hội để người dân, các cấp quản lý nhìn nhận lại những hạn chế của hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ và sự cấp thiết phải xây dựng liên kết sản xuất trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi trên địa bàn.
Huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa tổ chức hội thảo tổng kết mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhân rộng mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt” tại xã Yên Hồ.
Khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm hàng đầu, nhiều nhà vườn ở Hà Tĩnh đã tìm kiếm hướng sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ sinh học nhằm tăng sức cạnh tranh, đồng thời bảo vệ môi trường...
Sau thời gian khảo sát, Công ty CP Du lịch và Thực phẩm Sao Việt (Hà Nội), HTX Hoàng Hà (xã Tượng Sơn -Thạch Hà) và Hội Làm vườn Hà Tĩnh tiến đến ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả E-VietGap.
Gần 10 năm xây dựng và phát triển, HTX Trà Sơn đã góp phần không nhỏ trong quá trình bảo tồn, gìn giữ và quảng bá thương hiệu cam Thượng Lộc (Hà Tĩnh) đến với thị trường.
Năm 2019, áp dụng công nghệ iMetos truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp tại 52 xã là một trong những nhiệm vụ quan trọng được thảo luận tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Hà Tĩnh tổ chức sáng nay (18/1).
Vào những ngày cuối năm, nếu có dịp ghé đến xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) thực khách sẽ bị “hút hồn” bởi những vườn cam sai trĩu quả, màu vàng óng lấp ló sau những tán lá xanh tươi, chờ tay người đến cắt hái để phục vụ thị trường Tết.
Trong những ngày áp tết, giữa vùng đồi núi bạt ngàn, những vườn cam chín mọng ở xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang được người trồng cam tỉ mẩn chăm sóc, chuẩn bị xuất bán ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.
Trước thực trạng đặc sản cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường, HTX sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP Trường Mai đã được thành lập với mục tiêu “tiếp sức” cho sản phẩm này vươn xa...
"Mắc màn" cho cam là cách làm đặc biệt được anh Nguyễn Trí Đức ở xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, (Hà Tĩnh) áp dụng hơn 2 năm qua. Đây đang là phương pháp bảo vệ cây trồng đem lại hiệu quả cao trong phòng tránh côn trùng, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương này.
Trang trại của ông Nguyễn Văn Sửu (Tân Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) vừa được chứng nhận trang trại chăn nuôi VietGAP đầu tiên trên địa bàn toàn huyện. Đầu năm đến nay, ông Sửu thu lãi ròng hơn 1,5 tỷ đồng từ trang trại này.
Những năm gần đây, phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn, đồi trên địa bàn xã Ngọc Sơn (Thạch Hà – Hà Tĩnh) phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Những năm gần đây, Hà Tĩnh đã thực hiện chuyển giao tiến bộ KHKT, chuyển đổi bộ giống chè theo hướng có năng suất, chất lượng, đầu tư thâm canh áp dụng quy trình VietGap. Hiện, diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGap đạt 545 ha.
Các cử tri Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bày tỏ sự ủng hộ và tin tưởng vào quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, đặc biệt là của người đứng đầu - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.