Chúng tôi khôn lớn nên người bằng sự tảo tần và tình yêu thương lớn lao của mẹ. Mỗi mùa Vu Lan về càng thêm thấm sâu công ơn sinh thành, dưỡng dục, nặng đầy thêm ơn nghĩa mẹ cha.
“Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ cha công dưỡng dục. Mùa báo hiếu bùi ngùi thương mẹ đức cù lao”. Khi cơn gió thu se lạnh thổi về, chiếc lá vàng rơi theo từng hạt mưa bay, ấy là một mùa Vu Lan nữa lại về, như nhắn nhủ lòng người nhớ về tổ tiên nguồn cội, tri ân công lao trời biển của mẹ cha.
Thêm một mùa Vu lan nữa đến, lòng con vẫn không nguôi nhớ thương cha. Quy luật của trời đất sinh - lão - bệnh - tử là thế, dương âm đôi cõi cách xa. Chỉ có tình phụ tử thiêng liêng với một dòng sông ký ức chở đầy kỷ niệm là vẫn thao thiết chảy, không nguôi trong nỗi nhớ niềm thương, bất tận trong con.
Thượng tọa Thích Minh Quang cho rằng Vu Lan là dịp thể hiện truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.
Hàng nghìn tăng ni, phật tử, người dân thập phương xúc động tưởng nhớ công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha trong đại lễ Vu lan báo hiếu 2022 được tổ chức tại chùa Giai Lam (xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh).
Tháng Bảy - mùa Vu lan, mỗi chúng ta như sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn. Trong lắng sâu đó, nhiều người dân Hà Tĩnh đã bày tỏ lòng hiếu kính, biết ơn với đấng sinh thành qua những việc làm đơn giản và ý nghĩa.
Rằm tháng 7 là ngày lễ truyền thống của người Việt trong năm. Đây là dịp người dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân với tổ tiên và các bậc sinh thành. Về các miền quê Hà Tĩnh dịp rằm tháng 7 mới thấy rõ hơn đời sống khởi sắc của các làng quê và vẻ đẹp truyền thống hiếu – nghĩa của dân tộc đang được giữ gìn và phát huy.
Ban Trị sự chùa Giai Lam (xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) vừa long trọng tổ chức đại lễ Vu lan mùa hiếu hạnh 2019, thu hút hàng ngàn tăng ni, phật tử và người dân tham dự.
"Cúng quanh năm không bằng rằm tháng bảy”. Với tâm lý đó, người Việt coi rằm tháng bảy (hay còn gọi là tết Trung nguyên, lễ Vu lan, ngày xá tội vong nhân) là ngày lễ trọng trong năm. Những phiên chợ quê ngày rằm cũng vì thế mà đặc biệt hơn ngày thường.
Đến đón con ở nhà ông bà ngoại, cậu con trai 7 tuổi của tôi phụng phịu: “Mẹ ơi, bà cứ bắt con ăn đùi gà, con không thích đâu!”. “Sao con không nói với bà là con không thích ăn?”. “Con nói rồi nhưng bà bảo đùi gà là phần ngon nhất của con gà nên bắt con ăn”. Nghe xong, chợt thấy khóe mắt cay cay.
Rằm tháng bảy, hay còn gọi là lễ vu lan, Tết Trung nguyên từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tín ngưỡng về lễ, tết của người Việt. Rằm tháng bảy, người ta cúng cô hồn nhưng hầu hết, trong mỗi chúng ta, đều hướng lòng mình toàn tâm về những bậc gia tiên đã khuất. Ứng xử với người đã khuất cũng chính là sự quy chiếu tình cảm giữa con người với nhau trong gia đình, họ tộc và làng xóm.