Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Với vai trò tạo tán cho cây chè phát triển, vụ thu hoạch đầu xuân được người trồng chè huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xem là đợt thu hoạch quan trọng nhất trong năm.
Trận lũ tháng 10 năm 2020 gây sạt lở núi, khiến gần 100 ha đất sản xuất của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị vùi lấp. Đến nay, việc cải tạo vẫn gặp nhiều khó khăn.
Vụ sản xuất năm 2023 vừa qua, cây sắn nguyên liệu ở vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được mùa, được giá. Đây là năm thứ 2, người trồng sắn có lãi khá, kể từ sau đợt dịch bệnh khảm lá sắn hoành hành năm 2021.
Gắn bó với việc làng khi tuổi không còn trẻ, bà Lê Thị Hồng Lý (SN 1964) đã khẳng định năng lực, sự tâm huyết, góp phần quan trọng đưa thôn Phúc Độ trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
11 chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh được triển khai tại 6 xã vùng thượng Kỳ Anh (huyện Kỳ Anh) với tổng dư nợ đến cuối tháng 7/2023 đạt hơn 285 tỷ đồng, đã tạo sự thúc đẩy đa chiều giúp người dân giảm nghèo bền vững.
Bỏ phố về rừng lập nghiệp, sau thời gian chịu khó khai khẩn, xây dựng, vợ chồng anh Trần Thanh Nhàn (thôn Minh Châu, xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã có cơ ngơi cho thu nhập cao, khiến nhiều người mơ ước.
Không sử dụng thuốc BVTV, không đốt thực bì, hạn chế tối đa nguy cơ cháy rừng và ô nhiễm môi trường sinh thái; hiệu quả sản xuất cũng đạt cao hơn… là những lợi ích từ việc trồng rừng theo tiêu chuẩn của chứng chỉ FSC đã và đang mang lại cho người dân vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Sau nhiều năm bị bệnh khảm lá gây hại trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng và hàm lượng tinh bột, năm 2022, sản xuất sắn nguyên liệu của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được phục hồi nhờ sạch bệnh; năng suất và giá cũng đạt cao hơn.
Sau 4 tháng triển khai thi công, Ngôi nhà trí tuệ thôn Lạc Vinh, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành và đi vào hoạt động trong niềm phấn khởi của cán bộ và người dân địa phương.
Đến thời điểm này, các xã vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã gần hoàn thành thu hoạch lứa chè đầu tiên trong năm 2022. Năng suất và sản lượng tăng cao, giá thu mua của doanh nghiệp ổn định giúp người trồng chè có thu nhập khá.
Ngay sau khi được dỡ bỏ cách ly y tế, xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã tập trung hỗ trợ người dân tiêu thụ các sản phẩm chủ lực và hồi phục sản xuất sau gần 20 ngày bị gián đoạn do thực hiện phong tỏa phòng, chống dịch COVID-19.
12 năm gắn bó với vùng thượng, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương, Trường THPT Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã để lại dấu ấn đậm nét trong mỗi thế học sinh về lòng yêu nghề, sự sáng tạo, nhiệt huyết và tình thương yêu học sinh hết mực.
Xét trên bình diện chung, chiến lược cho phát triển cây chè Kỳ Anh vẫn chưa được vạch ra một cách tổng thể; phần lớn người trồng chè đang khá bị động trong chống chọi với thiên tai, nắng hạn và chưa thực sự đầu tư thâm canh.
Vụ sản xuất năm 2021, các địa phương trồng sắn nguyên liệu ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã đồng loạt thay giống mới để ngăn chặn bệnh khảm lá. Tuy nhiên, thời vụ trồng sắn đã chậm, diện tích đăng ký liên kết với doanh nghiệp còn khiêm tốn, cho thấy mối liên kết sản xuất trên vùng đất có nhà máy đứng chân vẫn chưa bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng chúc bà con nhân dân 5 xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đón tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, ấm áp và an toàn.
Tranh thủ những ngày dài mưa phùn, người dân ở xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã ra quân trồng hết số lượng hàng rào xanh còn lại trên các tuyến đường.
Sau nhiều tháng bị hạn hán nặng nề, các trận mưa lớn trong 2 ngày cuối tuần đã “hồi sinh” và phát triển hàng trăm ha chè nguyên liệu của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
200 ha sắn vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang mắc bệnh khảm lá. Cây còi cọc, chậm phát triển cộng thêm thời tiết nắng hạn kéo dài, nguy cơ mất mùa sắn đã hiện hữu.
Mỗi ngày 2 lượt, người dân ở xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại lên vùng đồi núi để hái lá chu ke. Với giá bán 5.000 đồng/kg, mỗi người có thể thu về 100.000 đồng/ngày.
Trong khi nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thì với 120 ha chè trong mùa thu hoạch, người dân xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn có thu nhập ổn định.
Năm 2019, toàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trồng trên 1.600 ha sắn nguyên liệu, tuy nhiên hàng trăm ha bị bệnh khảm lá gây hại thời kỳ đầu vụ, cộng với thời tiết nắng hạn kéo dài, đến kỳ thu hoạch, sắn vừa bị giảm năng suất vừa giảm hàm lượng tinh bột nên giá bán cũng sụt giảm.
“Hàng chục năm qua, trường là nhà, học sinh là con, núi rừng như quê hương thứ hai của mình” - thầy giáo Đặng Minh (SN 1978, Trường THCS Kỳ Sơn, Kỳ Anh - Hà Tĩnh) tâm sự với khi được hỏi có ý định về miền xuôi sau 20 năm gắn bó với vùng miền núi nhiều gian khó.
Hàng ngàn ngày công được người dân tự nguyện đóng góp; mỗi người dân là một “nghệ nhân” làm đẹp vườn nhà, tuyến đường, ngõ xóm..., thôn Bắc Tiến, xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành khu dân cư sáng, xanh với vẻ đẹp thuần khiết.
Theo khảo sát, đánh giá, xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có 38 hộ đang sinh sống trong nhà tạm cần phải sửa chữa hoặc xây dựng lại khẩn cấp. Việc xóa nhà tạm trong điều kiện xã miền núi khó khăn rất khó để hoàn thành theo kế hoạch.
Dù chưa hết khó khăn nhưng trước thềm năm học mới, thầy và trò ở các xã vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang có những niềm vui mới. Nhiều ngôi trường mới được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp; nhiều điểm trường lẻ xuống cấp được xóa.
Hội Chữ thập đỏ Hà Tĩnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện và Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh vừa tổ chức khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại 2 xã Kỳ Sơn và Kỳ Thượng.
Sau xã Kỳ Trung đã về đích khá sớm (2014), đến cuối năm 2019 này, vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phấn đấu sẽ có thêm xã Kỳ Sơn đạt chuẩn nông thôn mới. Mục tiêu này đang được cán bộ, đảng viên, nhân dân Kỳ Sơn dồn sức với quyết tâm cao nhất.