Đĩa đệm cột sống có lượng lưu thông máu thấp, do đó không thể tự phục hồi. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn cần lưu ý.
Đau lưng dữ dội hơn khi ngồi: Thông thường, đĩa đệm lưng có cấu tạo gồm nhân nhầy, bao quanh là các vòng sợi và dây chằng. Khi lớp sợi bên ngoài bị rách, lớp nhân bên trong bị ép ra ngoài, làm tăng áp lực lên đĩa đệm khi ngồi, gây đau đớn.
Đau dữ dội khi cúi, vươn hoặc xoay người: Khi các đĩa đệm thoái hóa, chúng không còn tác dụng làm lớp đệm mềm giữa các đốt sống. Không có lớp đệm này, độ dẻo dai của cơ thể giảm đi, khiến ta khó cúi, vươn hoặc xoay người.
Đau thần kinh hông: Người bị thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải cơn đau thần kinh hông chạy dài từ lưng dưới hoặc mông xuống một hoặc cả hai cẳng chân, rồi chạy xuống đến bắp chân hoặc bàn chân.
Tê hoặc nhói các chi : Các đĩa đệm thoát vị ảnh hưởng đến các dây thần kinh cổ sẽ tạo áp lực lên tủy sống, gây cảm giác nhói, đau hoặc tê ở cánh tay hoặc bàn tay. Người bị đau thần kinh hông có thể bị tê ở cẳng chân.
Chuột rút: Đĩa đệm bị thoát vị sẽ giảm khả năng cung cấp lớp đệm mềm giữa các đốt sống, và các đốt sống sẽ dần bị lệch. Điều này ảnh hưởng đến các xương lân cận và có thể gây đau thần kinh hoặc chuột rút cơ. Thoát vị đĩa đệm thường đi kèm với viêm xương khớp.
Đau cổ hoặc cánh tay: Nếu đĩa đệm bị thoát vị nằm ở khu vực cổ, người bệnh sẽ gặp cơn đau bắt đầu với cảm giác đơ cứng cổ, rồi lan dần ra vai, cánh tay và bàn tay. Khi đĩa đệm cổ mất đi dịch nhầy, chúng sẽ trở nên khô và kém linh hoạt. Các động tác đơn giản như quay đầu cũng có thể gây đau đớn.
Chấn thương: Cơn đau sau chấn thương sẽ dần biến mất ở người bình thường; nhưng đối với người bị thoát vị đĩa đệm, không những cơn đau này kéo dài, mà còn đi kèm với sưng phù và các triệu chứng thoát vị nặng hơn.
Suy yếu cơ ở chân hoặc hông: Thoát vị đĩa đệm có thể gây tổn thương gốc thần kinh, làm suy yếu cơ chân hoặc hông. Các triệu chứng này có thể đi kèm với cơn đau lan rộng hoặc mất cảm giác ở chân.
Đau dai dẳng hoặc đau ngắt quãng : Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tháng. Đôi lúc cơn đau có thể âm ỉ, nhưng cũng có lúc trở nên dữ dội. Cổ và lưng dưới là hai khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất.
Cột sống không ổn định : Người bị thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác cổ hoặc lưng bị rời ra. Đó là do sự mất ổn định cột sống vì thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đứng dậy từ ghế ngồi hoặc khi muốn ngồi thẳng lưng./.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 10-15km/h.
Thiếu hụt omega-3 có thể bao gồm các vấn đề về da, rụng tóc, dễ bị nhiễm trùng, giảm khả năng tập trung. Các quá trình viêm cũng dễ dàng hơn khi thiếu hụt omega-3.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thường xuyên cập nhật tình hình của bão, cung cấp thông tin để các địa phương chủ động ứng phó.
Đại diện Tổ chức kỷ lục Việt Nam ghi nhận tiết mục có 20 dàn nhạc, với tổng số lượng 200 nghệ nhân, nhạc công, diễn viên tham gia trình diễn, thỏa điều kiện đăng ký xác lập kỷ lục.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, bão Toraji đang trên vùng bờ biển phía Tây đảo Lu-Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giật cấp 14.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các cơ quan chức năng, ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện ven biển thông báo cho chủ các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.
Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Hồi 19 giờ ngày 10/11, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 210 km về phía Bắc; bão Toraji đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Người đàn ông 69 tuổi, nghiện rượu và thuốc lá 40 năm, đau bụng, đau lưng đột ngột sụt 10 kg trong 3 tháng, đi khám bác sĩ chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn muộn di căn.
Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, đến cuối chiều nay, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370km về phía Đông Bắc, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/h).
Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị bệnh viện phải kiểm tra, xác minh có hay không tình trạng "bát nháo khám sức khỏe" để đi nước ngoài và xử lý nghiêm sai phạm (nếu có).
Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?